January 18, 2024 | 17:06 GMT+7

Xe nhập khẩu về Việt Nam sụt giảm, nốt trầm ngay đầu năm mới 2024

Hoàng Lâm

Theo số liệu thống kê Tổng cục Hải quan vừa công bố, chỉ hơn 1.000 ô tô được nhập khẩu trong nửa đầu tháng 1 (1-15/1/2024).

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, nửa đầu tháng 1 cả nước chỉ nhập khẩu 1.053, với tổng kim ngạch 39 triệu USD. Dòng xe nhập khẩu nhiều nhất vẫn là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống với 591 xe, kim ngạch đạt gần 18 triệu USD.

Trong khi đó, so với cùng giai đoạn này vào năm 2023, trong nửa đầu tháng 1/2023 đã có 6.306 chiếc xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu. Đó con số ấn tượng trong những ngày khởi đầu năm mới. Tuy nhiên, năm 2024 ngay trong nửa đầu tháng 1 đã có tín hiệu đáng lo khi chỉ còn ít ngày nữa là Tết Nguyên đán sẽ đến.

Cụ thể, dòng xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống chiếm ưu thế lớn. Cụ thể, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 5.776 xe, kim ngạch đạt 137,766 triệu USD, chiếm 91,6% về lượng và chiếm 85,1% về kim ngạch nhập khẩu ô tô của cả nước trong cùng thời điểm.

Trước đó, theo số liệu thống kê sơ bộ do Tổng cục Hải quan, luỹ kế cả năm 2023, nước ta nhập khẩu 118.942 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 2,83 tỷ USD, giảm mạnh 31,5% về lượng và giảm 26,3% về kim ngạch so với năm 2022.

Về thị trường, Thái Lan dẫn đầu với 53.942 xe, kim ngạch đạt hơn 1,14 tỷ USD, chiếm 45,35% về lượng và chiếm 40,46% về kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc của cả nước.

Đứng thứ hai là Indonesia với 42.676 xe, kim ngạch 607,55 triệu USD, chiếm 35,88% về lượng và chiếm 21,47% về kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc của cả nước.

Trung Quốc đứng thứ ba với 11.002 xe, kim ngạch 394,2 triệu USD, chiếm 9,25% về lượng và chiếm 13,93% về kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc của cả nước.

Riêng 3 thị trường ở châu Á chiếm tới 90,48% tổng lượng ô tô nhập khẩu của cả nước trong năm 2023.

Năm 2022 là năm nước ta ghi nhận các con số kỷ lục về nhập khẩu ô tô với 173.740 xe, kim ngạch 3,84 tỷ USD, tăng 8,7% về lượng và tăng 5,3% về kim ngạch so với năm 2021.

Cụ thể, năm 2022 Việt Nam nhập khẩu 173.467 ô tô các loại, tổng kim ngạch 3,84 tỉ USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 5,1% về kim ngạch so với năm 2021.

Đây là năm có lượng ô tô nhập khẩu nhiều nhất từ trước đến nay, vượt khá xa kết quả của năm có kỷ lục trước đó là năm 2021 với gần 160.000 xe.

Trong tổng số ô tô nhập khẩu vào Việt Nam năm 2022, với lợi thế hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu 0% ô tô lắp ráp, sản xuất tại các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia… vẫn chiếm đa số. Trong đó, Indonesia đã vươn lên, vượt Thái Lan để trở thành quốc gia xuất khẩu cung ứng nhiều ô tô nhất cho thị trường Việt Nam.

Năm 2021, Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia 72.671 xe, kim ngạch hơn 1,05 tỷ USD; trong khi kết quả của Thái Lan là 72.032 xe, kim ngạch 1,43 tỷ USD. Vị trí thứ 3 cũng đến từ một quốc gia châu Á là Trung Quốc với 17.340 xe, kim ngạch 714,5 triệu USD.

Trong khi đó, theo báo cáo Tổng cục Thống kê, trong tháng cuối năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 6.500 ô tô nguyên chiếc về nước, giá trị 165 triệu USD, sụt giảm 14,5% cả về lượng lẫn giá trị so với tháng 11/2023.

Lũy kế cộng dồn cả năm 2023, ước tính Việt Nam đã nhập khẩu gần 117.800 ô tô nguyên chiếc, tương ứng giá trị ước đạt hơn 2,8 tỉ USD, giảm sâu đến 32% về lượng và giảm 27% về giá trị so với năm ngoái.

Trong khi xe nhập khẩu giảm sút thì các loại ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước lại có sự hồi phục đáng kể.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, ước tính đã có khoảng 38.600 ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được xuất xưởng trong tháng 12/2023, tăng nhẹ 4% so với tháng liền trước và tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung quý 4/2023, các hãng xe trong nước cũng đã xuất xưởng 106.800 ô tô, tăng 30% so với quý đầu năm và tăng đến 43% so với quý 3. Nếu so sánh với cùng kỳ năm ngoái, tổng sản lượng sản xuất ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước quý 4/2023 cũng đã tăng nhẹ 6%.

Luỹ kế cả năm 2023, tổng sản lượng sản xuất ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước của Việt Nam ước đạt 347.400 chiếc, giảm khoảng 12% so với năm 2022.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate