July 25, 2022 | 15:22 GMT+7

Xử lý nghiêm hành vi pha chế rượu bằng cồn methanol

Như Nguyệt -

Theo cơ quan giám định, methanol hay còn gọi là cồn gỗ, cồn công nghiệp… thường được sử dụng trong công nghiệp, phòng thí nghiệm. Chất methanol rất độc, có liều gây chế đối với người lớn từ 30-100ml...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 25/7, TAND TP Hà Nội đã xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Quỳnh (SN 1977, ở xã Toàn Thắng, huyện Kim Động, Hưng Yên) mức án 17 năm tù về tội Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Quá trình xét xử làm rõ, năm 2017, Quỳnh đăng ký hộ kinh doanh sản xuất rượu “Đất lúa”, chuyên sản xuất, mua bán các loại rượu táo mèo, ba kích, chuối hột, rượu dừa và rượu nếp.

Khi sản xuất, Quỳnh mua cồn thực phẩm từ Công ty An Thịnh về tự pha chế rượu bán ra thị trường. Tuy nhiên đến tháng 2/2020, do đã sử dụng hết số cồn thực phẩm, Quỳnh nhờ người quen mua giúp 7 thùng phuy cồn thực phẩm (khoảng 225 lít/thùng). Khi mua, Quỳnh được dặn pha thêm tinh dầu màu nâu để tạo mùi thơm.

Khoảng giữa tháng 3/2020, Quỳnh tiếp tục mua thêm 10 thùng phuy cồn nữa.

Quỳnh tại tòa án.
Quỳnh tại tòa án.

Sau khi mua được cồn, Quỳnh pha cồn vào nước máy với tỷ lệ 1-2 (1 cồn pha 2 nước) rồi ngâm ủ trong các bồn inox. Khi cần pha rượu thành phẩm,  Quỳnh lấy khoảng 13-140 lít hỗn hợp cồn – nước này ra cho và thùng nhựa có dung tích 220 lít, cho thêm khoảng 40-50 lít nước để làm giảm nồng độ cồn và khoảng 20 lít rượu nấu để tạo hương vị và khuấy đều.

Trong quá trình pha chế rượu rởm, Quỳnh liên tục sử dụng dụng cụ đo độ để kiểm tra nồng độ cồn, điều chỉnh lượng nước, cồn, rượu để được dung dịch đạt nồng độ 35% độ cồn. Sau đó, Quỳnh chia hỗn hợp trong thùng vào 8 can dung tích 30 lít.

Ngày 2/4/2020, Quỳnh bán cho chị Phạm Thị Ngọc Lan (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội) 2 can rượu, mỗi can 30 lít rượu tự pha chế. Sáng 4/4/2020, tại khu trọ của chị Đỗ Thị Thu Huế ở huyện Gia Lâm (Hà Nội) tổ chức ăn uống. Mọi người mua rượu từ cửa hàng tạp hóa của chị Lan. Nhưng chỉ sau 2 tiếng uống rượu, nhiều người có biểu hiện đau đầu. Trong đó có 2 nạn nhân tử vong trước khi đến bệnh viện.

Trong sáng 5/4/2020, Công an huyện Gia Lâm tiếp tục nhận được tin báo nhóm người có 7 công nhân ăn uống tại nhà trọ khác cũng có biểu hiện đau đầu, nôn mửa. Những người này mua rượu từ cửa hàng của chị Lan. Tại khu trọ này có 1 nạn nhân bị tử vong sau khi dùng rượu rởm.

Công an huyện Gia Lâm đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ Công an TP Hà Nội thu thập dấu vết, chứng cứ và khám nghiệm hiện trường, xác định trong mẫu máu của nạn nhân có tìm thấy chất methanol là 4,4mg/100ml. Nguyên nhân tử vong là do suy đa phủ tạng trên người sử dụng methanol.

Viện pháp y Quân đội kết luận, mẫu chất lỏng đựng trong chai nhựa tang vật của vụ án gửi giám định có ethanol nồng độ 3,4% và methanol nồng độ 31,2%.

Quá trình điều tra, Nguyễn Văn Quỳnh khai nhận sử dụng cồn không rõ nguồn gốc để pha chế rượu bán ra thị trường.

Theo quy định của Luật Hóa chất thì methanol được liệt kê vào mục hóa chất kinh doanh có điều kiện, là cồn công nghiệp cấm sử dụng trong thực phẩm. Hành vi của bị cáo gây tử vong cho 3 người, gây ngộ độc cho 9 người khác.

Cơ quan tố tụng cho rằng, hộ kinh doanh của Quỳnh được cấp phép nấu rượu thủ công, nghĩa là trưng cất rượu bằng nồi hơi theo phương pháp truyền thông. Tuy nhiên, để sản xuất nhanh, số lượng lớn, bị cáo sử dụng cồn công nghiệp để pha chế rượu bán ra nước người. Hành vi này phạm vào điểm a, khoản 4, Điều 317 Bộ luật Hình sự về Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate