Mặc dù chỉ số VN-Index tuần qua giảm 5,2% và vẫn giữ được mốc 1.200 điểm, nhưng mức độ sụt giảm ở rất nhiều cổ phiếu là rất lớn. Hàng loạt cổ phiếu cũng phá đáy tháng 5, trong khi đó nhiều mã lại vượt lên đỉnh cao mới...
Các chuyên gia đều đồng cảm về mức độ thua lỗ của số lớn cổ phiếu, nhưng cũng chỉ ra rằng có nhiều cơ hội ở các cổ phiếu mạnh nếu nhà đầu tư có thể tận dụng được. Lời khuyến tiếp tục được đưa ra là cắt lỗ triệt để các cổ phiếu yếu, cơ cấu lại danh mục sang các mã mạnh và có triển vọng, an toàn hơn, không sử dụng đòn bẩy.
Việc thị trường phân hóa mạnh yếu rõ rệt ở các cổ phiếu được dự kiến sẽ còn kéo dài, khi điểm tựa duy nhất có thể kỳ vọng trước mắt là kết quả kinh doanh quý 2/2022. Các chuyên gia giới thiệu khá nhiều những nhóm ngành được hưởng lợi trong bối cảnh kinh tế hiện tại, nhưng cũng nêu rõ nên đặt mục tiêu đầu tư dài hạn. Các giao dịch ngắn hạn không dành cho số đông và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cá nhân và cổ phiếu tốt vẫn có thể rủi ro ngắn hạn nếu xác định điểm vào không đúng.
Về mặt kỹ thuật, trong ngắn hạn các chuyên gia không đánh giá cao rủi ro VN-Index sẽ thủng đáy tháng 5. Mặc dù các yếu tố ngoại biên đang tác động mạnh, nhiều chỉ số chứng khoán quốc tế đã thủng đáy tháng 5, nhưng thị trường trong nước vẫn có sức đề kháng riêng. Giai đoạn tháng 4, tháng 5, chứng khoán Việt Nam giảm nhanh hơn thế giới do yếu tố nội tại, nên lúc này giảm chậm hơn là điều bình thường. Mặt khác, các yếu tố rủi ro mà thế giới phải đối mặt hiện tại như lạm phát, lãi suất tăng chưa xuất hiện tại Việt Nam, dù trong dài hạn vẫn sẽ là điều cần quan tâm.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Tuần trước anh chị có đề cập đến yếu tố rủi ro ngoại biên và thị trường đã được “nếm trải” tác động này khi chứng khoán quốc tế lao dốc kéo theo VN-Index bốc hơi gần 67 điểm. Nhiều chỉ số chứng khoán quốc tế đã phá đáy hồi tháng 5, nhưng Việt Nam thì chưa. Theo anh chị VN-Index có “theo đuôi” thế giới để thủng đáy 1.156 điểm hay không?
Theo tôi câu chuyện lãi suất và lạm phát có ảnh hưởng nhất định đến thị trường Việt Nam, tuy nhiên điều đáng lo ngại hàng đầu ở thời điểm hiện tại là rủi ro xảy ra suy thoái kinh tế Mỹ. Với việc kinh tế Việt Nam có độ mở cao và Mỹ là đối tác thương mại hàng đầu, nếu suy thoái kinh tế Mỹ diễn ra, kinh tế trong nước chắc chắn cũng sẽ bị tác động tiêu cực và các kịch bản, dự báo về tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết sẽ cần phải đánh giá lại.
Ông Trần Đức Anh
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Theo tôi thị trường chứng khoán Việt Nam trước đó đã có nhịp giảm rất mạnh rồi, nên việc giảm mạnh phá đáy nữa rất khó xảy ra. Tuy nhiên kịch bản này vẫn có thể xảy ra nhưng xác suất là rất thấp. Hiện tại theo kỹ thuật thị trường đang có dấu hiệu tạo 2 đáy nhỏ và tạo 2 đáy lớn. Nếu thị trường xác nhận tạo 2 đáy lớn thì chúng ta hoàn toàn có kỳ vọng thị trường có nhịp nảy hồi tốt giai đoạn tới.
Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS
Thời điểm thị trường Việt Nam giảm xuống mốc 1.156 điểm là sự hội tụ của diễn biến tiêu cực trên thị trường chứng khoán toàn cầu kết hợp với thông tin kỷ luật, bắt bớ vốn ảnh hưởng mạnh đến tâm lý nhà đầu tư trong nước. Thực tế trong giai đoạn đó chỉ số VN-Index lao dốc mạnh hơn phần lớn các thị trường trong khu vực. Do vậy, ở nhịp điều chỉnh hiện tại, chỉ số VN-Index diễn biến bớt tiêu cực hơn các chỉ số chứng khoán toàn cầu là điều có thể hiểu được.
Dù diễn biến chứng khoán thế giới vẫn đang hết sức khó lường và có ảnh hưởng lớn đến thị trường trong nước, tôi kỳ vọng các chỉ tiêu vĩ mô quý 2 tới đây được công bố cùng mùa báo cáo lợi nhuận sẽ hỗ trợ tốt giúp chỉ số VN-Index không thủng mốc 1.156 điểm.
Bà Hồ Nguyễn Thủy Tiên – Giám đốc Khách hàng cá nhân Chứng khoán Rồng Việt
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang đứng trước khá nhiều rủi ro vĩ mô từ bên ngoài, đặc biệt là liên quan đến chính sách tiền tệ thắt chắt trong bối cảnh diễn biến lạm phát toàn cầu khó lường, dẫn dắt bởi giá năng lượng và lương thực neo cao. Tôi cho rằng yếu tố này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới kỳ vọng lạm phát của Việt Nam, qua đó, trở thành lực cản lớn đối với đà tăng của thị trường trong bối cảnh dòng tiền ngày càng thận trọng và khó có nhiều thông tin tích cực mang tính lan tỏa trên diện rộng trong tháng Sáu.
Do đó, các đợt tăng bất ngờ trong tháng sẽ là cơ hội tốt để nhà đầu tư cơ cấu danh mục theo hướng giảm tỷ lệ đòn bẩy (hoặc duy trì tỷ lệ tiền mặt ở cao đối với nhà đầu tư thận trọng), để dành sức mua chờ cơ hội ở những phiên điều chỉnh mạnh của thị trường.
Đến hiện tại, VN-Index vẫn đang trụ khá tốt tại ngưỡng hỗ trợ mạnh 1.170 điểm. Thanh khoản được duy trì quanh 11.000-17.000 tỷ đồng/phiên. Tôi cho rằng trong hiện tại, VN-Index sẽ dao động trong biên độ 1.170-1.300 điểm.
Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS
Thị trường đã xuất hiện tín hiệu chững lại khi chạm khu vực mốc 1.200 (+/- 10 điểm). Theo tôi ngưỡng hỗ trợ mạnh quanh 1.200 điểm được kiểm nghiệm ở phiên giao dịch cuối tuần với kỳ vọng xuất hiện các tín hiệu phục hồi ở tuần tới. Vùng đáy 2 tại mốc 1.200 điểm tạm thời đứng vững và phản ánh việc VN-Index có thể khó phá đáy 1.156 điểm.
Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng
Theo tôi, thị trường chứng khoán có sự biến động ngược chiều với lãi suất. Trong giai đoạn hai năm dịch bệnh Covid, các ngân hàng trung ương các nước đã ồ ạt cung tiền và hạ lãi suất nhằm chung tay hỗ trợ nền kinh tế và người dân. Tuy nhiên, khi giai đoạn “tiền rẻ” đi qua, chính sách tiền tệ và tài khóa đảo ngược lại, và thời kỳ lãi suất tăng cao nhằm chống lại lạm phát, thì cũng là lúc thị trường chứng khoán đi xuống.
Quá trình nâng lãi suất là một xu hướng dài hạn cho tới khi lạm phát được kiềm chế. Như kế hoạch của Fed thì xu hướng nâng lãi suất sẽ kéo dài tới hết 2023. Nói như vậy để thấy, thị trường chứng khoán quốc tế đã phá đáy hồi tháng 5 là điều bình thường và đang nằm trong một xu hướng giảm ngược chiều so với đà tăng của lãi suất.
Ở Việt Nam, tuy rằng Chính phủ đã đúng đắn không tham gia quá trình cung tiền mạnh mẽ như các nước phát triển, mặt bằng lãi suất của chúng ta cũng ở mức khá thấp so với giai đoạn 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, lạm phát ở Việt Nam chắc chắn sẽ tăng lên trong giai đoạn tới bởi áp lực từ “chi phí đẩy”. Tôi cho rằng lãi suất ở Việt Nam tuy có độ tăng trễ hơn so với các nước nhưng cũng khó nằm ngoài xu hướng chung. Do đó, về dài hạn thì lãi suất sẽ tăng lên và nhiều khả năng mức 1.156 điểm chưa phải là mức đáy cuối cùng của VN-Index.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Dù VN-Index vẫn chưa phá đáy nhưng tốc độ gia tăng thua lỗ của các cổ phiếu tuần qua phải nói là chóng mặt, thậm chí T+3 về có thể đã âm hàng chục phần trăm. Theo anh chị nhà đầu tư phải xử lý như thế nào lúc này?
Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS
Thị trường đang có sự phân hoá mạnh và xu hướng vẫn chưa thực sự khởi sắc dù triển vọng dài hạn là tích cực. Theo tôi cơ hội vẫn xuất hiện ở những cổ phiếu có tính phòng thủ cao như điện, nước, tiện ích... hoặc các nhóm ngành tăng trưởng lợi nhuận ổn định ở mức cao từ đầu năm đến nay và cả các quý tới như bán lẻ, công nghệ thông tin...
Đây là nhóm cổ phiếu nhà đầu tư nên hướng tới và cơ cấu lại danh mục cho mục tiêu đầu tư dài hạn. Nhà đầu tư cũng nên hạn chế các hoạt động bắt đáy ở nhóm cổ phiếu đã lao dốc mạnh đồng thời quyết liệt “cut loss” khi cổ phiếu mình nắm giữ đã giảm sâu trong bối cảnh xu hướng phân hoá này dự kiến sẽ còn tiếp diễn.
Điểm tựa cho thị trường lúc này tôi nghĩ là kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 2 và dòng tiền tham gia thị trường sẽ phục hồi tốt khi nhiều cổ phiếu chiết khấu về vùng giá hấp dẫn.
Ông Nguyễn Việt Quang
Bà Hồ Nguyễn Thủy Tiên – Giám đốc Khách hàng cá nhân Chứng khoán Rồng Việt
Theo tôi, giai đoạn này, VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.170-1.300 điểm. Chiến lược hành động đối với nhà đầu tư nên là:
i) Chỉ nắm giữ hàng cơ bản, kết quả kinh doanh có nhiều kỳ vọng tăng trưởng trong các quý sắp tới và cả năm 2022, 2023;
ii) Mua khi giá giảm, bán khi giá tăng nhằm mục đích không tăng tỷ trọng cổ phiếu, nhưng vẫn có thể tận dụng các con sóng trong giai đoạn biến động, để kiếm chênh lệch;
iii) Không xài margin, nên để dành sức mua trong tài khoản chờ cơ hội;
iv) Tránh tâm lý FOMO, cần kiên nhẫn chờ mua khi cổ phiếu về vùng giá hợp lý.
Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng
Tôi cho rằng nguyên tắc cắt lỗ nên được áp dụng triệt để. Cắt lỗ giống như bạn mua bảo hiểm cho danh mục. Tương tự như trường hợp, bạn mua bảo hiểm cháy nổ cho ngôi nhà của bạn, mặt dù bạn không hề mong muốn là ngôi nhà mình sẽ cháy để được nhận tiền bảo hiểm, nhưng không phải vì thế mà bạn không mua bảo hiểm.
Không những vậy, khi tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ, bạn cũng tự mở cho mình một cơ hội để hướng dòng vốn của mình vào các cổ phiếu có cơ hội tốt hơn, mạnh hơn, hoặc chí ít là bảo toàn được số vốn còn lại để chờ tới khi có thời cơ thuận lợi hơn.
Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS
Tôi cho rằng nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt ở mức an toàn, chọn lựa kỹ cổ phiếu tốt nắm giữ với tầm nhìn dài hơn là việc giao dịch ngắn hạn, ưu tiên các biện pháp phòng vệ cho danh mục chứng khoán cơ sở.
Việc giao dịch ngắn hạn sẽ chỉ hạn chế ở một số cổ phiếu cũng như kinh nghiệm của các nhà đầu tư. Nếu không, việc mua tỷ trọng nhỏ cổ phiếu hoặc không tham gia bắt đáy cũng là một giải pháp hợp lý trong bối cảnh thị trường biến động xấu.
Các đợt tăng bất ngờ trong tháng sẽ là cơ hội tốt để nhà đầu tư cơ cấu danh mục theo hướng giảm tỷ lệ đòn bẩy (hoặc duy trì tỷ lệ tiền mặt ở cao đối với nhà đầu tư thận trọng), để dành sức mua chờ cơ hội ở những phiên điều chỉnh mạnh của thị trường.
Bà Hồ Nguyễn Thủy Tiên
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Theo tôi nhà đầu tư cần hạn chế bắt đáy và cần nhìn rõ dòng cổ phiếu mạnh để tham gia. Hiện dòng tiền yếu nên không nhiều dòng khỏe. Còn với cổ phiếu đã mua rồi thì đợi nhịp hồi phục để cơ cấu sang cổ phiếu khỏe.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Việc FED tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm thực ra cũng là đúng với dự kiến của thị trường và mức sụt giảm mạnh trước đó là một dạng chiết khấu sớm. Câu chuyện lạm phát là mối lo chính của thế giới, nhưng Việt Nam thì chưa. Liệu có thể trông cậy vào nội lực của thị trường trong nước để chứng khoán Việt Nam “đi ngược”? Nếu phải chỉ ra điểm tựa cho thị trường lúc này, anh chị đánh giá yếu tố nào nổi bật nhất?
Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng
Đúng là mức tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm của FED đã được thị trường dự báo và được chiết khấu trong nhịp giảm trước đó của thị trường. Tuy nhiên, điều mà thị trường không lường tới được là lộ trình tăng lãi suất tiếp theo được các thành viên FOMC dự báo lãi suất điều hành vào cuối năm 2022 sẽ tăng cao hơn dự báo hồi tháng 3 là 1,5% lên mức 3,1-3,6%, và năm 2023 sẽ cao hơn 1% so với dự báo trước đó, lên mức 3,6-4,1%. Điều này đang đẩy lo ngại nền kinh tế Mỹ sẽ đối mặt với rủi ro hạ cánh cứng khi FED đang thụ động chạy theo lạm phát bằng cách tăng lãi suất quá nhanh và mạnh.
Việt Nam có thể chưa chịu ngay áp lực từ lạm phát, nhưng với một nền kinh tế có độ mở cao, thì về dài hạn thì cũng khó nằm ngoài xu hướng chung. Theo tôi VN-Index có lẽ cũng khó mà đi ngược lại được xu hướng của thế giới. Có chăng chúng ta chỉ nên kỳ vọng sẽ có sự lệch pha về thời gian (có thể sớm hơn hoặc trễ hơn một nhịp) so với diễn biến chung của toàn cầu.
Trong bối cảnh ngắn hạn hiện nay, nếu để tìm một điểm tựa cho thị trường. Tôi cho rằng sự kỳ vọng vào kỳ báo cáo quý 2 sẽ là một yếu tố hỗ trợ hữu ích. Và tôi kỳ vọng thị trường sẽ có sự phân hóa trong kỳ báo cáo này.
Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS
Theo tôi câu chuyện lãi suất và lạm phát có ảnh hưởng nhất định đến thị trường Việt Nam, tuy nhiên điều đáng lo ngại hàng đầu ở thời điểm hiện tại là rủi ro xảy ra suy thoái kinh tế Mỹ.
Với việc kinh tế Việt Nam có độ mở cao và Mỹ là đối tác thương mại hàng đầu, nếu suy thoái kinh tế Mỹ diễn ra, kinh tế trong nước chắc chắn cũng sẽ bị tác động tiêu cực và các kịch bản, dự báo về tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết sẽ cần phải đánh giá lại.
Tuy nhiên kinh tế Mỹ có suy thoái hay không, nặng hay nhẹ và mức độ tác động đến Việt Nam còn là các yếu tố chưa thể dự báo được. Ở thời điểm hiện tại, tôi vẫn đánh giá tích cực với nền tảng vĩ mô trong nước và kỳ vọng mùa báo cáo lợi nhuận quý 2 tới đây sẽ là yếu tố nổi bật nhất hỗ trợ diễn biến thị trường.
Tôi cho rằng lãi suất ở Việt Nam tuy có độ tăng trễ hơn so với các nước nhưng cũng khó nằm ngoài xu hướng chung. Do đó, về dài hạn thì lãi suất sẽ tăng lên và nhiều khả năng mức 1.156 điểm chưa phải là mức đáy cuối cùng của VN-Index.
Ông Nguyễn Văn Sơn
Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS
FED tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm không quá bất ngờ và việc tăng lãi suất khi lo ngại lạm phát Mỹ tăng mạnh cũng là động thái “cực chẳng đã” của FED. Trong trường hợp Việt Nam, quy mô nền kinh tế, những đặc điểm riêng có cộng với triển vọng tăng trưởng kinh tế cũng có điểm khác biệt khi số liệu lạm phát ở mức thấp hơn, số liệu vĩ mô, tăng trưởng hoạt động xuất nhập khẩu tốt...
Số liệu kinh tế vĩ mô khởi sắc, khối ngoại quay trở lại mua ròng cùng với dòng tiền đã và đang tham gia trên thị trường của khối nội so sánh với mức giảm điểm của VN-Index/VN30 hiện nay thì vẫn có thể hy vọng chứng khoán Việt Nam có thể không điều chỉnh nhiều hoặc thậm chí đi ngược khi có thể tạo điểm cân bằng quanh mốc 1.200 điểm.
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Hiện chính phủ đang làm rất tốt việc kiểm soát lạm phát cũng như phục hồi phát triển kinh tế sau dịch. Nếu thế giới không có vấn đề gì đó quá nghiêm trọng thì tôi nghĩ Việt Nam vẫn sẽ kiểm soát tốt lạm phát và phát triển kinh tế ổn. Còn về điểm tựa cho thị trường lúc này tôi nghĩ là kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 2 và dòng tiền tham gia thị trường sẽ phục hồi tốt khi nhiều cổ phiếu chiết khấu về vùng giá hấp dẫn.
Bà Hồ Nguyễn Thủy Tiên – Giám đốc Khách hàng cá nhân Chứng khoán Rồng Việt
Đối diện với những quan ngại về sức cầu của nền kinh tế phục hồi yếu, lĩnh vực tiêu dùng Việt Nam tiếp tục cho thấy tín hiệu phục hồi khả quan trong quý 2/2022. Cụ thể, tăng trưởng lĩnh vực bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng + 22,5% so với cùng kỳ trong tháng 5 sau khi đã tăng 12,1% trong tháng trước; Tăng trưởng doanh số dịch vụ ăn uống, lưu trú và du lịch tăng lần lượt 69,3% và 324,3% so với cùng kỳ trong tháng 5/2022. Sự phục hồi của lĩnh vực này kỳ vọng sẽ tăng tốc mạnh trong tháng 6/2022, trên cơ sở mức nền thấp của cùng kỳ khi đợt dịch lần thứ 4 bắt đầu lan rộng cả nước; Ngành công nghiệp chế biến chế tạo ghi nhận mức tăng 12,1% so với cùng kỳ trong tháng 5, cao hơn mức tăng 11,7% của tháng trước; Kim ngạch xuất khẩu ước tăng 16,4% so với cùng kỳ, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 14,5% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,1%.
Mặc dù rất nhiều rủi ro từ bên ngoài đang đe dọa sự phục hồi của kinh tế trong nước, tôi không quá bi quan về triển vọng nền kinh tế trong nửa cuối năm. Cơ sở để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2022 gồm: 1) sự phục hồi lĩnh vực tiêu dùng tiếp diễn, 2) sự bền bỉ của khu vực sản xuất và xuất khẩu; 3) mức nền thấp của cùng kỳ năm trước.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Thị trường đang có xu hướng tìm kiếm các mã mạnh hơn thị trường. Anh chị có thể tư vấn phương pháp tìm kiếm những cổ phiếu như vậy?
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Để nhận rõ các cổ phiếu mạnh hơn thị trường có một cách rất đơn giản: Khi thị trường có nhịp điều chỉnh mạnh các cổ phiếu đó vẫn giữ được trend tăng, chỉ giảm nhẹ hoặc thậm chí còn xanh tốt.
Việc giao dịch ngắn hạn sẽ chỉ hạn chế ở một số cổ phiếu cũng như kinh nghiệm của các nhà đầu tư. Nếu không, việc mua tỷ trọng nhỏ cổ phiếu hoặc không tham gia bắt đáy cũng là một giải pháp hợp lý trong bối cảnh thị trường biến động xấu.
Ông Lê Đức Khánh
Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS
Nhóm tiện ích, điện nước, dầu khí, hóa chất, thủy sản đang là nhóm cổ phiếu mạnh hơn là gợi ý cho các nhà đầu tư mong muốn tìm kiếm cơ hội. Các cổ phiếu riêng lẻ thì nhà đầu tư cần xác định thêm điểm mua và mức định giá cơ bản khi tham gia giải ngân mới.
Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng
Như tôi đã chia sẽ ở trên, điểm tựa cho thị trường ở thời điểm hiện tại là kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 2. Do đó, trong trường hợp nhà đầu tư muốn giao dịch ở giai đoạn khó khăn này thì cách phù hợp nhất là nên tìm kiếm các nhóm ngành được hưởng lợi và có kỳ vọng báo cáo quý 2 đột biến, như dầu khí, hóa chất, phân bón, bán lẻ, hoặc nhóm có tính phòng thủ như điện, nước.
Bà Hồ Nguyễn Thủy Tiên – Giám đốc Khách hàng cá nhân Chứng khoán Rồng Việt
Theo tôi để tìm kiếm các mã mạnh hơn thị trường, nhà đầu tư có thể xem xét lựa chọn dựa vào những yếu tố sau:
i) Cổ phiếu đang được quỹ đầu tư lớn, tổ chức nước ngoài mua ròng: Nhà đầu tư có thể tham khảo, ví dụ phiên ngày 17/6/2022, khối ngoại tiếp tục mua ròng trên sàn HOSE, với giá trị 309,7 tỷ đồng. Nổi bật là HPG (+107,5 tỷ), tiếp đến là VND (+70,8 tỷ), DXG (+66,9 tỷ), VHM (+66,2 tỷ), VNM (+58 tỷ)...
ii) Triển vọng lợi nhuận quý 2 và cả năm khả quan. Ví dụ FPT, PNJ, vốn chiếm tỷ trọng đáng kể trong danh mục của quỹ ETF DCVFM VN Diamond với mức ~16% tại ngày 3/6/2022. Ngoài ra, đây cũng là những cổ phiếu được hỗ trợ bởi yếu tố bởi triển vọng kết quả kinh doanh quý 2 và cả năm khả quan, giúp giảm thiểu rủi ro giảm giá khi quỹ này bị rút vốn.
Ngoài ra, Dragon Capital mới đây cũng đã công bố thông tin được cấp giấy chứng nhận chào bán ra công chúng cho quỹ ETF DCVFM VNMIDCAP mô phỏng biến động của chỉ số VNMIDCAP (VN70). Sự ra đời của quỹ này có thể sẽ là chất xúc tác tiềm năng cho những cổ phiếu dẫn đầu về vốn hóa trong bộ chỉ số VN70 sau khi thu hút thành công trong thời gian tới. Trong nhóm VN 70, các cổ phiếu đáng quan tâm là HDG, NT2, NLG, DRC, PHR...