March 24, 2017 | 08:51 GMT+7

Yêu cầu xử lý 13 bộ ngành, địa phương không báo cáo giám sát tài chính

Song Hà

Có 3 bộ ngành và 10 địa phương không báo cáo kết quả giám sát tài chính 6 tháng đầu năm 2016

Phó thủ tướng yêu cầu phải công khai danh tính 13 bộ ngành, địa phương không báo cáo kết quả giám sát tài chính.<br>
Phó thủ tướng yêu cầu phải công khai danh tính 13 bộ ngành, địa phương không báo cáo kết quả giám sát tài chính.<br>
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa yêu cầu Văn phòng Chính phủ công khai các cơ quan đại diện chủ sở hữu không thực hiện báo cáo kết quả giám sát tài chính theo quy định trên Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến ngày 28/2/2017 có 13 cơ quan đại diện chủ sở hữu không thực hiện báo cáo kết quả giám sát tài chính 6 tháng đầu năm 2016.

Cụ thể, 13 cơ quan đại diện chủ sở hữu không thực hiện báo cáo gồm: Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế; Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ; tỉnh An Giang; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tỉnh Bắc Giang; tỉnh Cao Bằng; thành phố Cần Thơ; tỉnh Đắk Lắk; tỉnh Kon Tum; tỉnh Phú Yên; tỉnh Quảng Trị và tỉnh Sơn La.

Với thực tế đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu không gửi báo cáo về Bộ Tài chính theo quy định tại Nghị định số 87/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Cuối tháng 2 vừa qua, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã có văn bản yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xử lý trách nhiệm đối với doanh nghiệp nhà nước và người quản lý doanh nghiệp vi phạm quy định và không thực hiện việc công bố thông tin.

Theo Nghị định số 81/2015 của Chính phủ, có 9 báo cáo thông tin mà doanh nghiệp phải công bố định kỳ là: Chiến lược phát triển, Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm, hằng năm, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh và 3 năm gần nhất tính tới năm báo cáo, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội khác, báo cáo tình hình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp hằng năm, báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, báo cáo tài chính 6 tháng và báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp, báo cáo chế độ tiền lương, thưởng.

Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong số 620 doanh nghiệp nhà nước thuộc diện bắt buộc phải công bố thông tin, thì đến 31/12/2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết mới nhận được báo cáo của 241 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 38,87%. 380 doanh nghiệp còn lại chưa thực hiện công bố thông tin, chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thủy nông, thủy lợi, doanh nghiệp là các công ty nông, lâm nghiệp, xổ số kiến thiết của các địa phương.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate