May 18, 2017 | 22:49 GMT+7

13 doanh nghiệp nhập khẩu trái cây từ UAE có dấu hiệu lừa đảo

KIỀU LINH

Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cảnh báo nhiều doanh nghiệp nhập khẩu trái cây có dấu hiệu lừa đảo tại UAE

Cảnh báo doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trái cây sang UAE.
Cảnh báo doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trái cây sang UAE.
Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) vừa có thông báo đến tất cả doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh mặt hàng trái cây xuất khẩu sang Dubai danh sách một số doanh nghiệp nhập khẩu trái cây có dấu hiệu lừa đảo tại UAE.

Trong đó có nhiều doanh nghiệp đã bị kiện ra tòa với lý do không thanh toán tiền cho bên xuất khẩu.

Theo đó, cơ quan này đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam không giao dịch với các công ty có tên dưới đây: Green Belt Food Stuff;  Diamond Empire General Trading;  Vintage International F.Z.C; Mohammad Mehdi General Trading; Onion Food Stuff Trading; Khushi Trading; Olwen International FZC; Red Fort Trading; Season Food Stuff Trading; Lassani Food Stuff Trading; Mahak Gulf Trading; Takbeer Trading; Floral Fruit.

Thương vụ Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất cảnh báo, trước đó, UAE nhận được rất nhiều các khiếu nại và đề nghị hỗ trợ từ các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm trái cây của Việt Nam sang UAE đối với một số công ty nhập khẩu tại Dubai.

Các công ty này thường lừa đảo theo hình thức như giao dịch với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và thuyết phục ký hợp đồng xuất khẩu trái cây như chanh, chuối,... với phương thức thanh toán là 50% trả tiền sau khi nhận bản scan chứng từ gửi hàng và 50% thanh toán sau khi nhận được hàng đúng chất lượng. Lý do đây là thông lệ kinh doanh của mặt hàng trái cây, rau quả tại Dubai (người bán cho người mua nợ tiền).

Sau khi nhận bản scan chứng từ, Công ty UAE gửi chứng từ cho doanh nghiệp Việt Nam để lấy chứng từ gốc, sau đó liên tục lấy lý do trục trặc ngân hàng để lấp liếm việc phát hành thanh toán giả trì hoãn việc thanh toán (thậm chí là cả khoản 50% đầu tiên).

Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bị chậm trả lên đến 6 tháng - 1 năm, thậm chí sang tận nơi để đòi tiền nhưng cũng không giải quyết được do doanh nghiệp UAE cố tình lẩn tránh hoặc dùng thủ đoạn câu giờ, hứa trả thành nhiều lần nhưng không trả hoặc lại phát hàng thanh toán giả mạo.

Khi nhận hàng, Công ty UAE cũng dùng thủ thuật tráo hàng chất lượng kém, khiếu nại doanh nghiệp Việt Nam mà không có bất cứ giấy tờ giám định chất lượng hàng...
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate