January 24, 2022 | 11:04 GMT+7

Amendments coming to Consumer Protection Law

Vũ Khuê -

After more than ten years of implementation, the Law on the Protection of Consumer Rights is being revised by the Ministry of Industry and Trade (MoIT). A separate chapter is to be added on protecting the interests of consumers in specific transactions, such as remote transactions, direct selling, and multi-level selling. The MoIT is also reviewing a number of other existing laws, such as the Law on Electronic Transactions and the Law on Cybersecurity, to introduce new regulations relating to consumers.

Photo: VnEconomy
Photo: VnEconomy

Tại hội thảo “Lấy ý kiến doanh nghiệp về dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)”, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), Trịnh Anh Tuấn cho biết, sau hơn 10 năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã có báo cáo đánh giá, tổng kết về việc thực hiện, đồng thời kiến nghị trình Chính phủ, báo cáo Quốc hội về việc xây dựng dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Với dân số hơn 90 triệu người tiêu dùng, vì vậy dự thảo điều chỉnh trực tiếp là người tiêu dùng. Theo ông Tuấn, dự thảo xem xét đánh giá những điểm mới, các hình thái hành vi mới, biểu hiện mới, đồng thời rà soát pháp luật hiện hành về Luật Giao dịch điện tử, Luật An ninh mạng… để đưa ra nhiều quy định mới.

LOAY HOAY VỚI BÁN HÀNG ĐA CẤP

Dự thảo luật có 7 chương, 80 điều. So với luật cũ, dự thảo đã sửa đổi 38 điều, thêm mới 29 điều, bổ sung thêm 1 chương riêng về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh: Giao dịch từ xa, cung cấp dịch vụ liên tục, bán hàng trực tiếp…

Dự thảo có chương mới liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp, theo bà Tạ Dịu Thương, Trưởng ban Pháp chế, Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam, doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã được Bộ Công Thương cấp giấy phép, là tổ chức hoạt động kinh doanh thông qua mạng lưới.

Tuy nhiên, nhà phân phối của các hội viên bán hàng đa cấp lại là chủ thể kinh doanh hoàn toàn độc lập, họ chủ động lựa chọn phương pháp bán hàng, tiếp thị hiệu quả nhất mà không bị cấm như mở cửa hàng riêng, bán hàng tại hội chợ, bán hàng từ xa, bán trên mạng…

“Như vậy, hoạt động bán hàng của những nhà phân phối này sẽ chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật bán hàng đa cấp hay còn chịu sự điều chỉnh của các luật chuyên ngành mỗi khi sử dụng hình thức bán hàng khác nhau?”, bà Thương đặt câu hỏi và cho rằng nếu đã áp dụng Luật Bán hàng đa cấp thì nên bỏ Luật chuyên ngành và ngược lại.

Theo bà Thương, dự thảo quy định “doanh nghiệp tổ chức bán hàng đa cấp phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng đa cấp của người tham gia bán hàng đa cấp”, khái niệm này của dự thảo là quá chung chung vì người tham gia bán hàng đa cấp là chủ thể kinh doanh độc lập nên họ phải tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình. Tổ chức bán hàng đa cấp chỉ nên giới hạn đối với hành vi của người bán hàng đa cấp trong các sự kiện hoặc địa điểm thuộc phạm vi quản lý của công ty, còn lại người bán hàng tự chịu trách nhiệm.

Cũng góp ý về quy định bảo vệ người tiêu dùng trong bán hàng đa cấp, ông Đoàn Tử Tích Phước, Trưởng đại diện văn phòng phía Bắc Công ty cổ phần dịch vụ di động trực tuyến Momo băn khoăn, bán hàng đa cấp là một phần của bán hàng tận cửa. Bán hàng tận cửa là một phần của bán hàng trực tiếp. Theo thiết kế của dự thảo, coi đây là những loại hình giao dịch khác nhau và có quy định điều chỉnh khác nhau. Bán hàng đa cấp đã có quy định và thực tiễn quản lý rõ ràng. Còn bán hàng tận cửa, đến nay đã có thống kê Việt Nam có bao nhiêu doanh nghiệp bán hàng tận cửa chưa? Quy định này đưa ra có hợp lý vào thời điểm này không?

Đối với bán hàng từ xa, trong bối cảnh dịch Covid như hiện nay, ông Phước cho rằng có tới 80-90% doanh nghiệp Việt Nam bán hàng từ xa. Cho nên cần nhìn nhận hoạt động bán hàng từ xa như một loại hình giao dịch thông thường chứ không phải là giao dịch đặc biệt như cách tiếp cận trong dự thảo. Ông Phước góp ý, hợp lý hơn, những nội dung này nên đưa vào nghị định để Chính phủ hướng dẫn.

CẦN CÓ ĐỊNH NGHĨA RÕ RÀNG

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên giao dịch số cũng vô cùng quan trọng. Góp ý về dự thảo, bà Vũ Minh Tú, đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) cho rằng khi tiếp cận dự thảo, điều băn khoăn chính là gọi là luật sửa đổi, bổ sung nhưng cách trình bày như luật mới hoàn toàn, hơi khó theo dõi để biết điều khoản nào đã có trong luật hiện hành, điều khoản nào mới được sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó, định nghĩa “người tiêu dùng” trong dự thảo làm rõ người tiêu dùng là “cá nhân mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng”, có nghĩa là luật chỉ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là cá nhân và không có điều chỉnh quyền lợi người tiêu dùng là tổ chức, doanh nghiệp… điều này cần giải thích rõ.

Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong các giao dịch trên không gian mạng, dự thảo quy định trách nhiệm công khai thông tin về tổ chức cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng khi người tiêu dùng có yêu cầu. “Quy định như vậy sẽ rất rộng, do đó cần giới hạn rõ trong hoàn cảnh nào. Và thay từ “công khai” bằng “cung cấp” thông tin khi có yêu cầu chứ không phải “công khai”. Vì nếu “công khai” thì phải đưa lên trang web, như vậy sẽ vi phạm về bảo mật thông tin, có thể dẫn đến việc lợi dụng chính sách cho những mục đích không tốt.

Một điểm nữa là dự thảo yêu cầu doanh nghiệp phải kết nối, cung cấp dữ liệu thông tin theo yêu cầu hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Điều này có mâu thuẫn với quy định bảo vệ thông tin cá nhân cũng như bảo vệ dữ liệu người dùng không? Theo bà Tú, cần có định nghĩa rõ ràng “nền tảng kinh doanh trực tuyến lớn” là như thế nào, quy mô thế nào, dựa trên tiêu chí gì để xác định là lớn.

CHỒNG CHÉO VỚI CÁC LUẬT CHUYÊN NGÀNH?

Từng là thành viên Tổ biên tập Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, theo ông Phước, sau hơn 10 năm các vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có những diễn biến mới nên phải xây dựng một dự thảo sửa đổi luật này.

Tuy nhiên, nếu kỳ vọng tạo ra một bộ luật bao trùm lên tất cả các vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trong tất cả các bộ luật khác thì sẽ dẫn đến công việc như luật cũ. Tức là tất cả những tranh chấp, loại hình vi phạm, tất cả những vấn đề liên quan tới tiêu dùng của hơn 90 triệu người sẽ đưa về cho Bộ Công Thương, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng địa phương.

Nhưng Bộ Công Thương không thể xử lý được tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm, hay tiêu dùng liên quan đến dược phẩm “Nên chăng xây dựng luật và khuôn khổ bảo vệ người tiêu dùng tập trung vào các vấn đề mà các luật khác chưa điều chỉnh, xử lý, như vậy sẽ hiệu quả hơn”, ông Phước góp ý.

Ông Phước chỉ rõ, các luật như luật dân sự, thương mại, dược, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh bất động sản… đều có liên quan tới bảo vệ người tiêu dùng. Cho nên nếu các lĩnh vực mà các thiết chế khác đã có thì có cần thiết đưa vào Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) nữa hay không, đây là vấn đề cần xem xét, cân nhắc nhằm đảm bảo tính tập trung, hiệu quả của dự thảo luật.

Mặt khác, khi làm luật cần đặt ra vai trò của cơ quan công quyền trong việc đặt ra quy định nhằm đảm bảo công bằng quyền lợi giữa các nhóm khác nhau. Khi đặt được điểm cân bằng thì việc điều chỉnh luật mới có tính khả thi. Nếu đặt ra yêu cầu khó có tính khả thi trên thực tế thì luật sẽ khó đảm bảo hiệu quả.

Ví dụ như quy định tất cả các loại hình bán hàng từ xa đều phải có trách nhiệm hoàn trả hàng cho người tiêu dùng và trả lại tiền trong vòng 30 ngày kể từ ngày mua. Nhưng điều này khó khả thi trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay. Ở các nước phát triển, quy định về hoàn trả hàng rất khác nhau và cho doanh nghiệp lựa chọn, có thể đổi hàng khác, hoặc trả lại trong vòng 7 ngày hay 15 ngày.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate