March 02, 2024 | 08:45 GMT+7

Áo Dài: Cách Peter Do đưa thời trang Việt Nam ra thế giới

Minh Nguyệt -

Show diễn chắc hẳn bạn sẽ không thể bỏ lỡ trong khuôn khổ Tuần lễ thời trang Paris Thu - Đông 2024. Một cái tên gốc Việt đủ nóng để khiến giới mộ điệu không ngừng dành những lời khen cho sự sáng tạo...

Peter Do - nhà thiết kế gốc Việt luôn giấu mặt. Ảnh: Culted
Peter Do - nhà thiết kế gốc Việt luôn giấu mặt. Ảnh: Culted

Ngành thời trang luôn tôn trọng và đánh giá cao các tài năng châu Á. Nhiều buổi trình diễn ở Paris (Pháp) vào những năm 1980 đã chào đón những nhà sáng tạo Nhật Bản như Issey Miyake, Rei Kawakubo của Comme des Garçons, Yohji Yamamoto, Hanae Mori, Kansai Yamamoto và Kenzo... Tại New York (Mỹ), cũng trong những năm 1980, Yeohlee Teng - người gốc Malaysia - đã mở đường cho loạt nhà thiết kế châu Á trong nhiều thập kỷ bao gồm Anna Sui, Vera Wang, Alexander Wang, Jason Wu, Prabal Gurung, Phillip Lim…

Những năm 2010, giới mộ điệu lại chứng kiến làn sóng phát triển của các nhà thiết kế Trung Quốc. Trong đó, nhà thiết kế thời trang gốc Trung Quốc - Guo Pei - gây chú ý với chiếc áo choàng khổng lồ màu vàng được Rihanna mặc tại Met Gala 2015. Đến những năm 2020, ngành thời trang toàn cầu chứng kiến sự mở rộng hơn nữa của các đại diện châu Á. Sự phá vỡ định kiến ngoan cố về việc châu Á chỉ là những xưởng may mặc là nhờ vào quyền lực của các ngôi sao và những người có ảnh hưởng tại Hàn Quốc, Trung Quốc.

Peter Do sinh ra ở Biên Hòa, Việt Nam. Năm 14 tuổi, anh chuyển đến thành phố Philadelphia (Mỹ) để học cấp 3. Anh học Thiết kế thời trang tại Học viện Công nghệ Thời trang (FIT) ở New York (Mỹ) và là người nhận được Giải thưởng Cao học LVMH đầu tiên vào năm 2014. Anh bắt đầu làm việc tại hãng thời trang Céline ở Paris (Pháp) dưới sự chỉ đạo của nhà thiết kế Phoebe Phil. Sau đó, anh làm việc tại nhãn hiệu Derek Lam (Mỹ) trước khi thành lập thương hiệu Peter Do (hay PD) vào năm 2018.

Tháng 6/2023, Peter Do được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo của thương hiệu tối giản Helmut Lang. Với phong cách thiết kế theo chủ nghĩa hiện đại, lạnh lùng, trang phục của Peter Do mang nhiều bóng dáng của vẻ thanh lịch trầm lặng, những bộ quần áo "xa xỉ thầm lặng" (quiet luxury) tinh tế trong bảng màu đơn sắc. Di sản Việt Nam cũng ảnh hưởng nhiều đến tác phẩm của anh, trong đó có sự phỏng theo áo dài truyền thống.

Ngay khi được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo cho thương hiệu Helmut Lang, Peter Do đã chọn tiếng Việt để trình làng BST đầu tiên cho thương hiệu này vào năm ngoái. Trước đó ở BST Xuân - Hè 2022 "Home", NTK gốc Việt cũng đã từng đưa tà áo dài lấy cảm hứng từ tấm ảnh cũ của bà, và không quên kể câu chuyện về quê hương với nỗi nhớ nhà vô tận. Mặc dù đã rời Việt Nam từ năm 13 tuổi, nhưng Pete Do vẫn tiếp tục quảng bá văn hoá Việt trên đất Mỹ bằng một góc nhìn rất riêng.

Áo Dài: Cách Peter Do đưa thời trang Việt Nam ra thế giới - Ảnh 1
Áo Dài: Cách Peter Do đưa thời trang Việt Nam ra thế giới - Ảnh 2
 
Áo Dài: Cách Peter Do đưa thời trang Việt Nam ra thế giới - Ảnh 3
Áo Dài: Cách Peter Do đưa thời trang Việt Nam ra thế giới - Ảnh 4
 
Áo Dài: Cách Peter Do đưa thời trang Việt Nam ra thế giới - Ảnh 5
Áo Dài: Cách Peter Do đưa thời trang Việt Nam ra thế giới - Ảnh 6
 

Sau khi dàn dựng show diễn thứ hai cho Helmut Lang trên sân khấu Tuần lễ thời trang New York hồi đầu tháng này, Peter Do vừa hạ cánh xuống Paris, nơi anh ra mắt bộ sưu tập Thu - Đông 2024 cho thương hiệu riêng mang tên mình. Bộ sưu tập được đặt theo tên quốc phục của Việt Nam - “Áo Dài”  - được giới thiệu trong một phòng trưng bày trong một phòng trưng bày trên phố Rue de Richelieu, dưới nền nhạc piano nhẹ nhàng.

"Tôi muốn dành tặng BST này cho bà của mình, bà đã qua đời cách đây hơn 1 năm vì Covid-19". Peter Do tâm sự và cho biết anh đã có dịp về lại Việt Nam vào năm ngoái. "Tôi đang nhớ lại những gì bà đã dạy cho tôi về sự kiên định, siêng năng và sức mạnh của mình".

Có thể nói, BST lần này đã cải tiến các tiêu chuẩn may đo để củng cố thêm tủ quần áo của Peter Do – những trang phục lấy cảm hứng văn hóa truyền thống của quê hương Việt Nam - trong việc theo đuổi tính nghệ thuật tuyệt đối. Tiêu điểm của toàn bộ BST có thể kể đến những chiếc váy phối với quần dài với tông màu chủ đạo là đen và trắng. Cũng như triết lý mạnh mẽ về tủ đồ ứng dụng của mình, Peter Do tiếp tục trình làng 29 thiết kế với nhiều cách phối và biến tấu khác nhau.

Đó có thể là váy mini phối cùng chân váy xuyên thấu dài chấm đất, áo blazer oversize cho cả nam và nữ, áo sơ mi hở ngực phối cùng chân váy quen thuộc, hay áo hở lưng dành cho nam giới... Trong khi đó, hoạ tiết trừu tượng được lặp lại xuyên suốt BST là những bản vẽ độc nhất mà Peter đã sáng tạo nên.

Áo Dài: Cách Peter Do đưa thời trang Việt Nam ra thế giới - Ảnh 7
Áo Dài: Cách Peter Do đưa thời trang Việt Nam ra thế giới - Ảnh 8
 
Áo Dài: Cách Peter Do đưa thời trang Việt Nam ra thế giới - Ảnh 9
Áo Dài: Cách Peter Do đưa thời trang Việt Nam ra thế giới - Ảnh 10
 
Áo Dài: Cách Peter Do đưa thời trang Việt Nam ra thế giới - Ảnh 11
Áo Dài: Cách Peter Do đưa thời trang Việt Nam ra thế giới - Ảnh 12
 

Cả 29 trang phục xuất hiện đều với phong thái nhẹ nhàng và thoải mái nhờ các chất liệu vải xuyên thấu mỏng nhẹ. Sự linh hoạt và uyển chuyển thậm chí còn được tìm thấy trong những bản phối cùng áo khoác ngoài dày dặn. Đặc biệt, cảm giác tự do về trang phục thấm nhuần vào dòng sản phẩm lần này, nơi chất liệu dệt mềm mại phủ lên hình dáng con người một cách duyên dáng và trang trọng. Những nét sơn đen trắng mang tính khái niệm lướt nhẹ nhàng trên áo len cao cổ, áo blazer vừa vặn, váy nhiều tầng, quần tây và áo sơ mi cài cúc có tay áo cực dài, nổi bật như một họa tiết duy nhất của bộ sưu tập.

Cùng với những bộ trang phục có vai sắc nét tương phản với những chiếc váy phóng khoáng, nhà thiết kế tiếp tục khám phá giới hạn về trang phục nam tính và nữ tính. Ở đây, năng lực kỹ thuật của Peter Do không phải là điều đáng khoe khoang; đúng hơn, anh ấy thay đổi làn sóng thời trang bằng một sức mạnh thầm lặng.

4 năm sau khi thành lập thương hiệu, thiết kế của Peter Do được săn đón và có mặt tại các kênh bán lẻ thời trang uy tín như Dover Street Market, Antonioli, Bergdorf Goodman, Joyce hay các kênh thương mại điện tử chuyên mặt hàng thời trang cao cấp Net-a-Porter, Ssense, Mytheresa. Các tạp chí thời trang cũng dành cho Peter Do sự kỳ vọng và những lời có cánh nhất. Điều gì đã tạo nên sức hút và thành công cho thương hiệu Peter Do như thế?

Áo Dài: Cách Peter Do đưa thời trang Việt Nam ra thế giới - Ảnh 13
Áo Dài: Cách Peter Do đưa thời trang Việt Nam ra thế giới - Ảnh 14
 
Áo Dài: Cách Peter Do đưa thời trang Việt Nam ra thế giới - Ảnh 15
Áo Dài: Cách Peter Do đưa thời trang Việt Nam ra thế giới - Ảnh 16
 
Áo Dài: Cách Peter Do đưa thời trang Việt Nam ra thế giới - Ảnh 17
Áo Dài: Cách Peter Do đưa thời trang Việt Nam ra thế giới - Ảnh 18
 

Trả lời phỏng vấn Tạp chí Vogue sau buổi trình diễn tại Tuần lễ Thời trang New York 2023, Peter Do từng nói, các công đoạn chuẩn bị bộ sưu tập được anh ví như “các bước chuẩn bị để nấu món phở cùng cha thời thơ ấu”. Một bát phở ngon cần rất nhiều công đoạn, gia giảm, thêm thắt nhưng thứ gia vị thuần khiết nhất chính là tình thương.

Bất kỳ nhà thiết kế nào trong ngành thời trang cũng đều bị cuốn theo những gì thuộc về tương lai. Nhưng Peter thì khác. Anh chọn sống chậm lại và tận hưởng những khoảnh khắc của đời sống. Không chạy theo những gì hào nhoáng, choáng ngộp, Peter chọn mang tinh thần tối giản với gam màu đơn sắc, đồng thời vẫn mang đến trải nghiệm của hiện thực và cảm giác thoái mái cho người mặc qua phom dáng ngoại cỡ của các bộ trang phục tiện dụng. Chính lựa chọn tỉ mỉ và dày dạn kiến thức, kinh nghiệm đã tạo nên sự khác biệt của thương hiệu Peter Do.

Nhà thiết kế nói với tạp chí Vogue Runway: “Hiện tại tôi không cố gắng biến PD thành thương hiệu tỷ đô tiếp theo. Vì thử thách mới của tôi là tại Helmut, tôi muốn bảo vệ điều này. Tôi muốn việc thiết kế cho PD mang lại cảm giác cá nhân và đặc biệt hơn nữa đối với tôi, nơi tôi cảm thấy không ràng buộc về mặt tài chính mà là tự do sáng tạo”.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate