Lehman Brothers đang chuẩn bị thủ tục phá sản, Merrill Lynch bất ngờ bị Bank of America thâu tóm, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải mở rộng chương trình vay vốn, các ngân hàng Phố Wall phải lập quỹ để tăng thanh khoản, “đại gia” bảo hiểm AIG trước nguy cơ đổ vỡ…
Những diễn biến lớn dồn dập xuất hiện trên con phố tài chính của nước Mỹ, như thể cuộc khủng hoảng tín dụng đang lên tới đỉnh điểm.
Lehman làm thủ tục phá sản
Các hãng tin tài chính lớn hôm nay đều đồng loạt đưa tin các luật sư của ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của nước Mỹ là Lehman Brothers đang tiến hành các thủ tục cần thiết để ngân hàng này công bố phá sản trong ngày hôm nay (15/9).
Lehman đi tới quyết định phá sản sau khi một số khách hàng mua lại tiềm năng như Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB), ngân hàng Barclays của Anh và Bank of America ngừng lại các cuộc đàm phán về việc bơm vốn vào Lehman. Hiện Phố Wall cũng đã sẵn sàng cho tình huống Lehman thanh lý tài sản.
Không lâu sau khi KDB tuyên bố từ bỏ kế hoạch đầu tư vào Lehman, Barclays nổi lên như một ứng cử viên nặng ký cho việc mua lại Lehman. Tuy nhiên, ngân hàng này đã “bỏ chạy” vì lo ngại sẽ không nhận được sự đảm bảo từ phía Chính phủ Mỹ và các ngân hàng Phố Wall khác rằng các tài sản của Lehman sẽ mất giá thêm.
Sau đó vài giờ đồng hồ, một khách hàng tiềm năng khác là Bank of America cũng hủy bỏ kế hoạch rót vốn.
Trong ngày thứ 6 hai ngày cuối tuần, Bộ Tài chính Mỹ và FED đã tổ chức họp khẩn để bàn các biện pháp ngăn chặn sự đổ vỡ của Lehman Brothers. Tuy nhiên, với việc các ứng viên mua lại nhiều tiềm năng nhất đã hủy bỏ kế hoạch bỏ vốn vào Lehman, lựa chọn cuối cùng còn sót lại cho ngân hàng đầu tư này có lẽ chỉ là phá sản.
Từ đầu năm tới nay, giá trị thị trường của Lehman đã giảm tới 94%, quý 2 vừa qua, Lehman chịu khoản thua lỗ nặng nhất trong lịch sử.
Mặc dù vậy, theo đánh giá của giới phân tích, vụ phá sản của Lehman sẽ không có nhiều ảnh hưởng như vụ Chính phủ Mỹ tiếp quản Fannie Mae va Freddie Mac, hay sự tan rã của Bear Stearns.
Bank of America “nuốt chửng” Merrill Lynch
Trong một diễn biến lớn khác ở Phố Wall, ngân hàng Bank of America vừa tuyên bố mua lại tập đoàn môi giới chứng khoán lớn nhất thế giới Merrill Lynch với giá xấp xỉ 50 tỷ USD, tương đương 29 USD/cổ phiếu.
Bank of America đã “nhảy” sang mua Merrill ngay sau khi rút khỏi vụ đàm phán mua lại Lehman Brothers. Với vụ mua lại này, Bank of America tiếp tục khẳng định mạnh vị trí ngân hàng tiêu dùng hàng đầu nước Mỹ của mình.
Là ngân hàng đầu tư với 94 năm lịch sử, Merrill Lynch đã thua lỗ 14 tỷ USD do khủng hoảng tín dụng và cũng có nguy cơ sụp đổ, tuy không ở mức nghiêm trọng như Lehman Brothers. Mua lại Merill đồng nghĩa với việc Bank of America tiếp quản gần 17.000 nhân viên tư vấn chứng khoán, quản lý số tiền lên tới 1.600 tỷ USD cho các khách hàng nhỏ lẻ.
Đây là vụ mua lại thứ hai của Bank of America trong cuộc khủng hoảng tín dụng này. Tháng 7 năm ngoái, Bank of America đã mua lại ngân hàng cho vay dưới chuẩn Countrywide Financial với giá 2,5 tỷ USD.
Vụ Bank of America mua lại Merrill được coi là vụ mua lại lịch sử, xét tới việc Bank of America là ngân hàng bán lẻ lớn nhất nước Mỹ, còn Merrill Lynch là công ty môi giới lớn nhất thế giới.
FED hành động gấp
Trước thông tin phá sản của Lehman Brothers, FED cũng đưa một tuyên bố khẩn về việc mở rộng chương trình cho vay đối với các ngân hàng đầu tư Phố Wall nhằm hỗ trợ thanh khoản.
Theo đó, số tiền của chương trình bơm vốn vào thị trường được tăng thêm 25 tỷ USD lên mức 200 tỷ USD. Thêm vào đó, tài sản thế chấp mà các ngân hàng xin vay giao cho FED cũng được bổ sung thêm các loại cổ phiếu, thay vì chỉ các loại nợ hạng đầu tư như trước đây.
Quyết định này được đưa ra sau cuộc họp 3 ngày của FED và Bộ Tài chính Mỹ, kéo dài trong ngày thứ 6 và hai ngày cuối tuần qua. Giới phân tích cho rằng, động thái trên của FED cho thấy, FED có thể hành động xa hơn để cứu thị trường tài chính Mỹ, và rất có thể FED chuẩn bị hạ lãi suất đồng USD.
Cùng với những nỗ lực của FED, một nhóm gồm 10 ngân hàng lớn của Mỹ, bao gồm JPMorgan Chase, Goldman Sachs và Citigroup cũng quyết định thành lập một quỹ 70 tỷ USD để đảm bảo thanh khoản cho thị trường.
Nguy cơ đến với AIG
Ngay giữa lúc Phố Wall chao đảo, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ là American International Group (AIG) chuẩn bị công bố một kế hoạch cải tổ lớn nhằm cứu vãn tình hình tài chính đã quá bi đát.
Theo CNN, trong vòng 9 tháng qua, cuộc khủng hoảng tín dụng đã khiến AIG thua lỗ khoảng 18 tỷ USD.
Tờ New York Times cho hay, AIG đang kêu gọi một khoản vay 40 tỷ USD từ FED. Tờ báo này cũng dẫn một nguồn tin thân cận cho biết, nếu không huy động được vốn và bị các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh tụt hạng, AIG sẽ chỉ có thể tồn tại được trong vòng 2 - 3 ngày nữa. Thứ 6 tuần trước, cổ phiếu của AIG mất giá tới 31%, còn từ đầu năm đến nay, cổ phiếu này giảm giá 79%.
Theo tờ Wall Street Journal, kế hoạch cải tổ của AIG có thể bao gồm việc bán lại bộ phận bảo hiểm niên kim, ngừng hoạt động của bộ phận bảo hiểm ôtô nội địa, bán lại bộ phận cho thuê máy bay với 900 phi cơ trị giá hơn 50 tỷ USD, chuyển tài sản từ công ty bảo hiểm sang công ty mẹ… Gộp chung, kế hoạch này sẽ cần tới số tiền từ 40 - 50 tỷ USD vốn huy động hoặc tái phân bổ.
Những diễn biến lớn dồn dập xuất hiện trên con phố tài chính của nước Mỹ, như thể cuộc khủng hoảng tín dụng đang lên tới đỉnh điểm.
Lehman làm thủ tục phá sản
Các hãng tin tài chính lớn hôm nay đều đồng loạt đưa tin các luật sư của ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của nước Mỹ là Lehman Brothers đang tiến hành các thủ tục cần thiết để ngân hàng này công bố phá sản trong ngày hôm nay (15/9).
Lehman đi tới quyết định phá sản sau khi một số khách hàng mua lại tiềm năng như Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB), ngân hàng Barclays của Anh và Bank of America ngừng lại các cuộc đàm phán về việc bơm vốn vào Lehman. Hiện Phố Wall cũng đã sẵn sàng cho tình huống Lehman thanh lý tài sản.
Không lâu sau khi KDB tuyên bố từ bỏ kế hoạch đầu tư vào Lehman, Barclays nổi lên như một ứng cử viên nặng ký cho việc mua lại Lehman. Tuy nhiên, ngân hàng này đã “bỏ chạy” vì lo ngại sẽ không nhận được sự đảm bảo từ phía Chính phủ Mỹ và các ngân hàng Phố Wall khác rằng các tài sản của Lehman sẽ mất giá thêm.
Sau đó vài giờ đồng hồ, một khách hàng tiềm năng khác là Bank of America cũng hủy bỏ kế hoạch rót vốn.
Trong ngày thứ 6 hai ngày cuối tuần, Bộ Tài chính Mỹ và FED đã tổ chức họp khẩn để bàn các biện pháp ngăn chặn sự đổ vỡ của Lehman Brothers. Tuy nhiên, với việc các ứng viên mua lại nhiều tiềm năng nhất đã hủy bỏ kế hoạch bỏ vốn vào Lehman, lựa chọn cuối cùng còn sót lại cho ngân hàng đầu tư này có lẽ chỉ là phá sản.
Từ đầu năm tới nay, giá trị thị trường của Lehman đã giảm tới 94%, quý 2 vừa qua, Lehman chịu khoản thua lỗ nặng nhất trong lịch sử.
Mặc dù vậy, theo đánh giá của giới phân tích, vụ phá sản của Lehman sẽ không có nhiều ảnh hưởng như vụ Chính phủ Mỹ tiếp quản Fannie Mae va Freddie Mac, hay sự tan rã của Bear Stearns.
Bank of America “nuốt chửng” Merrill Lynch
Trong một diễn biến lớn khác ở Phố Wall, ngân hàng Bank of America vừa tuyên bố mua lại tập đoàn môi giới chứng khoán lớn nhất thế giới Merrill Lynch với giá xấp xỉ 50 tỷ USD, tương đương 29 USD/cổ phiếu.
Bank of America đã “nhảy” sang mua Merrill ngay sau khi rút khỏi vụ đàm phán mua lại Lehman Brothers. Với vụ mua lại này, Bank of America tiếp tục khẳng định mạnh vị trí ngân hàng tiêu dùng hàng đầu nước Mỹ của mình.
Là ngân hàng đầu tư với 94 năm lịch sử, Merrill Lynch đã thua lỗ 14 tỷ USD do khủng hoảng tín dụng và cũng có nguy cơ sụp đổ, tuy không ở mức nghiêm trọng như Lehman Brothers. Mua lại Merill đồng nghĩa với việc Bank of America tiếp quản gần 17.000 nhân viên tư vấn chứng khoán, quản lý số tiền lên tới 1.600 tỷ USD cho các khách hàng nhỏ lẻ.
Đây là vụ mua lại thứ hai của Bank of America trong cuộc khủng hoảng tín dụng này. Tháng 7 năm ngoái, Bank of America đã mua lại ngân hàng cho vay dưới chuẩn Countrywide Financial với giá 2,5 tỷ USD.
Vụ Bank of America mua lại Merrill được coi là vụ mua lại lịch sử, xét tới việc Bank of America là ngân hàng bán lẻ lớn nhất nước Mỹ, còn Merrill Lynch là công ty môi giới lớn nhất thế giới.
FED hành động gấp
Trước thông tin phá sản của Lehman Brothers, FED cũng đưa một tuyên bố khẩn về việc mở rộng chương trình cho vay đối với các ngân hàng đầu tư Phố Wall nhằm hỗ trợ thanh khoản.
Theo đó, số tiền của chương trình bơm vốn vào thị trường được tăng thêm 25 tỷ USD lên mức 200 tỷ USD. Thêm vào đó, tài sản thế chấp mà các ngân hàng xin vay giao cho FED cũng được bổ sung thêm các loại cổ phiếu, thay vì chỉ các loại nợ hạng đầu tư như trước đây.
Quyết định này được đưa ra sau cuộc họp 3 ngày của FED và Bộ Tài chính Mỹ, kéo dài trong ngày thứ 6 và hai ngày cuối tuần qua. Giới phân tích cho rằng, động thái trên của FED cho thấy, FED có thể hành động xa hơn để cứu thị trường tài chính Mỹ, và rất có thể FED chuẩn bị hạ lãi suất đồng USD.
Cùng với những nỗ lực của FED, một nhóm gồm 10 ngân hàng lớn của Mỹ, bao gồm JPMorgan Chase, Goldman Sachs và Citigroup cũng quyết định thành lập một quỹ 70 tỷ USD để đảm bảo thanh khoản cho thị trường.
Nguy cơ đến với AIG
Ngay giữa lúc Phố Wall chao đảo, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ là American International Group (AIG) chuẩn bị công bố một kế hoạch cải tổ lớn nhằm cứu vãn tình hình tài chính đã quá bi đát.
Theo CNN, trong vòng 9 tháng qua, cuộc khủng hoảng tín dụng đã khiến AIG thua lỗ khoảng 18 tỷ USD.
Tờ New York Times cho hay, AIG đang kêu gọi một khoản vay 40 tỷ USD từ FED. Tờ báo này cũng dẫn một nguồn tin thân cận cho biết, nếu không huy động được vốn và bị các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh tụt hạng, AIG sẽ chỉ có thể tồn tại được trong vòng 2 - 3 ngày nữa. Thứ 6 tuần trước, cổ phiếu của AIG mất giá tới 31%, còn từ đầu năm đến nay, cổ phiếu này giảm giá 79%.
Theo tờ Wall Street Journal, kế hoạch cải tổ của AIG có thể bao gồm việc bán lại bộ phận bảo hiểm niên kim, ngừng hoạt động của bộ phận bảo hiểm ôtô nội địa, bán lại bộ phận cho thuê máy bay với 900 phi cơ trị giá hơn 50 tỷ USD, chuyển tài sản từ công ty bảo hiểm sang công ty mẹ… Gộp chung, kế hoạch này sẽ cần tới số tiền từ 40 - 50 tỷ USD vốn huy động hoặc tái phân bổ.