August 25, 2022 | 17:34 GMT+7

Boeing tham vọng tái lập “hiện tượng” Samsung, Intel tại Việt Nam

Anh Nhi -

Chia sẻ với báo giới bên lề Diễn đàn Công nghiệp Hàng không vũ trụ Boeing ngày 25/8, đại diện Boeing cho biết giống như Samsung hay Intel…, Boeing đang đẩy mạnh kết nối với các nhà cung ứng, các trường đại học tại Việt Nam để thiết lập các nền tảng cho sự phát triển lâu dài…

Ảnh minh họa: Máy bay Boeing 787 Dreamliners đang được lắp ráp tại South Carolina, Mỹ.
Ảnh minh họa: Máy bay Boeing 787 Dreamliners đang được lắp ráp tại South Carolina, Mỹ.

Ông Michael Nguyễn, Giám đốc Boeing Việt Nam cho biết Diễn đàn Công nghiệp Hàng không vũ trụ lần này là sự kiện đầu tiên được Boeing tổ chức tại Việt Nam nhằm chia sẻ tầm nhìn đối với việc tăng cường cơ hội của Việt Nam trong các lĩnh vực đào tạo hàng không vũ trụ, chuỗi cung ứng, hàng không bền vững và nghiên cứu và phát triển…

Nhiều dự báo công bố gần đây cho thấy, trong vòng 30 năm tới, khu vực Đông Nam Á cần khoảng 4.000 máy báy mới để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân; trong đó Việt Nam là quốc gia cần nhiều máy bay nhất.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường và trở thành đối tác chiến lược với Việt Nam, Boeing không chỉ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực thương mại mà còn mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, nâng cao năng lực hàng ngành hàng không vũ trụ của Việt Nam lên tiêu chuẩn quốc tế.

Ông Michael Nguyễn, Giám đốc Boeing Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn.
Ông Michael Nguyễn, Giám đốc Boeing Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn.

“Chúng tôi sẽ làm việc với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và trường đại học trong ngành công nghiệp hàng không vũ trũ tại Việt Nam để xây dựng nền tảng cho sự phát triển lâu dài”, ông Michael chia sẻ.

Thông tin thêm về việc xây dựng chuỗi cung ứng tại Việt Nam, ông Michael cho biết Boeing đang làm việc với 7 nhà cung ứng tại Việt Nam. Các nhà cung cấp hiện tại của Boeing tại Việt Nam đang không ngừng nâng cao tiêu chuẩn chất lượng và năng suất đạt đẳng cấp thế giới trong quá trình trở thành một phần quan trọng thuộc chuỗi cung ứng toàn cầu của Tập đoàn.

“Tuy nhiên, với việc cần hơn 6 triệu linh phụ kiện để sản xuất 1 chiếc may bay Boeing 747, Boeing phải tìm kiếm nguồn hàng từ nhiều nơi trên thế giới. Nếu Việt Nam có nguồn nhân lực chất lượng, môi trường đầu tư hợp lý và sự quan tâm của Chính phủ, Việt Nam sẽ là thị trường rất tiềm năng. Boeing muốn “theo gương” Samsung hay Intel… tìm kiếm thêm các nhà cung ứng tại Việt Nam”, ông Michael bày tỏ.

Còn theo ông Craig Abler, Phó Chủ tịch khu vực Chuỗi cung ứng châu Á của Boeing, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, việc tăng cường hợp tác với các nhà cung ứng Việt Nam và nâng cao kỹ năng người lao động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ của Việt Nam sẽ giúp Boeing nâng cao khả năng cạnh tranh.

Boeing sẽ cùng hợp tác với các công ty Việt Nam để áp dụng những phương pháp thực hành tốt nhất cho sản xuất tinh gọn, quản lý nhà cung cấp và đào tại chuyên ngành khác.

“Sự kiện hôm nay là bước đầu để làm quen, tìm ra đối tác tiềm năng để hướng tới hợp tác lâu dài sau này”, ông Craig nhấn mạnh.

 

Boeing bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995 và có nhiều thành công trong đầu tư kinh doanh cũng như đóng góp cho ngành hàng không của Việt Nam như: (i) hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam về quốc phòng và dịch vụ hàng không thương mại; (ii) cùng Vietnam Airlines và các hãng hàng không khác nỗ lực đạt được giấy phép cho chuyến bay thẳng không dừng giữa TP. Hồ Chí Minh và San Francisco;  (iii) và nhiều hoạt động đầu tư kinh doanh khác, tạo việc làm và thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Diễn đàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ lần này là sự kiện có ý nghĩa, đánh dấu bước tiến, cam kết của Boeing trong việ

Đây cũng là biểu tượng cho sự gắn kết về hợp tác đầu tư và hạ tầng giao thông - vận tải giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate