May 17, 2021 | 10:54 GMT+7

Bức tranh Covid-19 đối lập tàn nhẫn: Nơi tiệc tùng, nơi quá tải nhà xác

Ngọc Trang -

Giờ đây khi người dân các nước giàu được tiêm vaccine bắt đầu khôi phục các hoạt động giải trí và tiệc tùng, "sóng thần" vẫn tàn phá nhiều quốc gia, khiến hàng nghìn người tử vong mỗi ngày...

Các thi thể được đưa đến một điểm hỏa táng ở New Delhi ngày 23/4 giữ đợt bùng dịch Covid-19 thứ hai tại Ấn Độ - Ảnh: The New York Times
Các thi thể được đưa đến một điểm hỏa táng ở New Delhi ngày 23/4 giữ đợt bùng dịch Covid-19 thứ hai tại Ấn Độ - Ảnh: The New York Times
Ấn Độ đang trải qua đợt bùng phát dịch bệnh tồi tệ nhất thế giới với số ca nhiễm mới lên tới 400.000 người và gần 4.000 ca tử vong mỗi ngày. Nhiều chuyên gia và bệnh nhân cho biết các thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Ấn Độ hiện giống như vùng chiến sự. Các bệnh viện đang phải vật lộn với tình trạng quá tải, cạn kiệt vật tư y tế và nhiều bệnh nhân không được cứu do thiếu oxy. Trong ảnh là một bệnh nhân Covid-19 được thở oxy trong một chiếc ô tô đang đỗ bên ngoài bệnh viện để chờ giường bệnh tại New Delhi ngày 25/4 - Ảnh: The New York Times
Ấn Độ đang trải qua đợt bùng phát dịch bệnh tồi tệ nhất thế giới với số ca nhiễm mới lên tới 400.000 người và gần 4.000 ca tử vong mỗi ngày. Nhiều chuyên gia và bệnh nhân cho biết các thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Ấn Độ hiện giống như vùng chiến sự. Các bệnh viện đang phải vật lộn với tình trạng quá tải, cạn kiệt vật tư y tế và nhiều bệnh nhân không được cứu do thiếu oxy. Trong ảnh là một bệnh nhân Covid-19 được thở oxy trong một chiếc ô tô đang đỗ bên ngoài bệnh viện để chờ giường bệnh tại New Delhi ngày 25/4 - Ảnh: The New York Times
Bình đựng tro cốt của bệnh nhân Covid-19 chờ làm lễ tại một nhà hỏa tảng tại New Delhi ngày 6/5 - Ảnh: Reuters
Bình đựng tro cốt của bệnh nhân Covid-19 chờ làm lễ tại một nhà hỏa tảng tại New Delhi ngày 6/5 - Ảnh: Reuters
Tại Mỹ, số ca nhiễm Covid-19 mới mỗi ngày đã giảm mạnh. Ngày 10/5, lần đầu tiên kể từ tháng 9/2020, số ca nhiễm mới trung bình 7 ngày của Mỹ giảm xuống dưới 40.000 ca, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins. Trong ảnh là bà Yoshia Uomoto, 98 tuổi, vui mừng khi gặp lại con trai Mark Uomoto và cháu gái Gail Yamada tại một cơ sở dưỡng lão tại thành phố Seattle, bang Washington hôm 30/3 sau hơn một năm bị chia cách vì dịch bệnh - Ảnh: Reuters
Tại Mỹ, số ca nhiễm Covid-19 mới mỗi ngày đã giảm mạnh. Ngày 10/5, lần đầu tiên kể từ tháng 9/2020, số ca nhiễm mới trung bình 7 ngày của Mỹ giảm xuống dưới 40.000 ca, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins. Trong ảnh là bà Yoshia Uomoto, 98 tuổi, vui mừng khi gặp lại con trai Mark Uomoto và cháu gái Gail Yamada tại một cơ sở dưỡng lão tại thành phố Seattle, bang Washington hôm 30/3 sau hơn một năm bị chia cách vì dịch bệnh - Ảnh: Reuters
Tính đến sáng ngày 13/5, gần 59% người Mỹ trưởng thành đã được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19 và hơn 117 triệu người trưởng thành - gần 46% dân số - đã được tiêm đầy đủ. Trong ảnh là các thành viên gia đình cùng chờ tiêm vaccine Covid-19 tại Decatur, bang Georgia, ngày 11/5, một ngày sau khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép cho vaccine của Pfizer được tiêm cho nhóm 12-15 tuổi - Ảnh: Reuters
Tính đến sáng ngày 13/5, gần 59% người Mỹ trưởng thành đã được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19 và hơn 117 triệu người trưởng thành - gần 46% dân số - đã được tiêm đầy đủ. Trong ảnh là các thành viên gia đình cùng chờ tiêm vaccine Covid-19 tại Decatur, bang Georgia, ngày 11/5, một ngày sau khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép cho vaccine của Pfizer được tiêm cho nhóm 12-15 tuổi - Ảnh: Reuters
Argentina dường như đã thoát khỏi thảm họa tồi tệ nhất của đại dịch năm ngoái. Tuy nhiên, đợt dịch thứ hai vào mùa xuân năm nay chứng kiến số ca bệnh tăng đột biến, gây ra tình trạng thiếu oxy và đẩy hệ thống y tế Argentina đến bờ vực sụp đổ. Đến nay, Argentina ghi nhận hơn 3,2 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó hơn 69.000 ca tử vong - Ảnh: Shutterstock
Argentina dường như đã thoát khỏi thảm họa tồi tệ nhất của đại dịch năm ngoái. Tuy nhiên, đợt dịch thứ hai vào mùa xuân năm nay chứng kiến số ca bệnh tăng đột biến, gây ra tình trạng thiếu oxy và đẩy hệ thống y tế Argentina đến bờ vực sụp đổ. Đến nay, Argentina ghi nhận hơn 3,2 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó hơn 69.000 ca tử vong - Ảnh: Shutterstock
Bình oxy tại một phòng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Buenos Aires, Argentina ngày 29/4. Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, Tổng thống Argentina Alberto Fernández đã kéo dài các biện pháp hạn chế tới ngày 21/5, cấm tụ tập trên 10 người. Chính phủ nước này cũng hoãn các cuộc bầu cử sơ bộ và bầu cửa giữa nhiệm kỳ dự kiến tổ chức vào mùa thu năm nay - Ảnh: Shutterstock
Bình oxy tại một phòng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Buenos Aires, Argentina ngày 29/4. Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, Tổng thống Argentina Alberto Fernández đã kéo dài các biện pháp hạn chế tới ngày 21/5, cấm tụ tập trên 10 người. Chính phủ nước này cũng hoãn các cuộc bầu cử sơ bộ và bầu cửa giữa nhiệm kỳ dự kiến tổ chức vào mùa thu năm nay - Ảnh: Shutterstock
Anh là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 trên thế giới năm 2020. 4 tháng qua, nhờ các biện pháp nghiêm ngặt và triển khai tiêm chủng nhanh chóng, tốc độ lây lan tại nước này đã giảm mạnh. Ngày 9/5, Anh, Scotland và Bắc Ireland không ghi nhận ca tử vong vì Covid-19 - lần đầu tiên sau hơn 14 tháng. Hoạt động ăn uống và giải trí trong nhà đã được khôi phục tại Anh từ giữa tháng 5, dù phải hạn chế số lượng. Trong ảnh là người hâm mộ tại một buổi hòa nhạc ở Liverpool, Anh ngày 2/5. Những người này phải có xét nghiệm âm tính với Covid-19 mới được vào sân vận động - Ảnh: Getty Images
Anh là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 trên thế giới năm 2020. 4 tháng qua, nhờ các biện pháp nghiêm ngặt và triển khai tiêm chủng nhanh chóng, tốc độ lây lan tại nước này đã giảm mạnh. Ngày 9/5, Anh, Scotland và Bắc Ireland không ghi nhận ca tử vong vì Covid-19 - lần đầu tiên sau hơn 14 tháng. Hoạt động ăn uống và giải trí trong nhà đã được khôi phục tại Anh từ giữa tháng 5, dù phải hạn chế số lượng. Trong ảnh là người hâm mộ tại một buổi hòa nhạc ở Liverpool, Anh ngày 2/5. Những người này phải có xét nghiệm âm tính với Covid-19 mới được vào sân vận động - Ảnh: Getty Images
Nhân viên phục vụ phục vụ tại một nhà hàng với mái vòm nilong để giãn cách tại một nhà hàng ở Chester, Anh ngày 12/4 - Ảnh: AFP 
Nhân viên phục vụ phục vụ tại một nhà hàng với mái vòm nilong để giãn cách tại một nhà hàng ở Chester, Anh ngày 12/4 - Ảnh: AFP 
Trong khi đó, Nam Phi vẫn là "tâm chấn" của đại dịch Covid-19 ở châu Phi. Những gián đoạn trong chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 khiến tình hình dịch bệnh tại nước này không được cải thiện. Đến nay, Nam Phi ghi nhận hơn 1,6 triệu ca nhiễm Covid-19, 55.000 ca tử vong. Trong khi đó, chưa tới 500.000 người dân nước này được tiêm vaccine. Trong ảnh là một nhân viên y tế kiểm tra các triệu chứng Covid-19 cho bệnh nhân tại một bệnh viện ở Tembisa, Nam Phi, ngày 1/3 - Ảnh: AFP
Trong khi đó, Nam Phi vẫn là "tâm chấn" của đại dịch Covid-19 ở châu Phi. Những gián đoạn trong chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 khiến tình hình dịch bệnh tại nước này không được cải thiện. Đến nay, Nam Phi ghi nhận hơn 1,6 triệu ca nhiễm Covid-19, 55.000 ca tử vong. Trong khi đó, chưa tới 500.000 người dân nước này được tiêm vaccine. Trong ảnh là một nhân viên y tế kiểm tra các triệu chứng Covid-19 cho bệnh nhân tại một bệnh viện ở Tembisa, Nam Phi, ngày 1/3 - Ảnh: AFPBức tranh Covid-19 đối lập tàn nhẫn: Nơi tiệc tùng, nơi quá tải nhà xác - Ảnh 1
Ngày 17/5, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức kết thúc giai đoạn phong tỏa lâu nhất kể từ đầu đại dịch. Mục đích của đợt phong tỏa là giảm số ca nhiễm mới xuống dưới 5.000 ca trước khi bắt đầu mùa du lịch hè. Trong ảnh là người Hồi giáo tuân thủ giãn cách xã hội tại Nhà thờ Hồi giáo Faith ở Istanbul ngày 7/5 - Ảnh: Getty Images 
Một người đàn ông đi trên một con phố vắng vẻ ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/5, trong giai đoạn phong tỏa kéo dài 3 tuần kết thúc vào 17/5 - Ảnh: Getty Images
Một người đàn ông đi trên một con phố vắng vẻ ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/5, trong giai đoạn phong tỏa kéo dài 3 tuần kết thúc vào 17/5 - Ảnh: Getty Images
Brazil là quốc gia ghi nhận nhiều ca tử vong vì Covid-19 thứ hai thế giới với 430.000 người, chỉ sau Mỹ. Dù từng nổi tiếng với hệ thống y tế công cộng tốt, việc triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 của Brazil bị chậm trễ do thiếu nguồn cung. Hiện chưa đầy 8% dân số nước này được tiêm chủng đầy đủ - Ảnh: AP
Brazil là quốc gia ghi nhận nhiều ca tử vong vì Covid-19 thứ hai thế giới với 430.000 người, chỉ sau Mỹ. Dù từng nổi tiếng với hệ thống y tế công cộng tốt, việc triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 của Brazil bị chậm trễ do thiếu nguồn cung. Hiện chưa đầy 8% dân số nước này được tiêm chủng đầy đủ - Ảnh: AP
Một người bốc mộ đi giữa những ngôi mộ của nạn nhân Covid-19 tại một nghĩa trang ở Manaus, Brazil, ngày 29/4 - Ảnh: AFP 
Một người bốc mộ đi giữa những ngôi mộ của nạn nhân Covid-19 tại một nghĩa trang ở Manaus, Brazil, ngày 29/4 - Ảnh: AFP 
Làn sóng Covid-19 đang bùng phát mạnh tại Nepal, quốc gia có đường biên giới dài với Ấn Độ. Dịch bệnh lây lan với tốc độ chóng mặt làm dấy lên lo ngại rằng Nepal đang đứng trước bờ vực khủng hoảng tàn khốc không kém Ấn Độ bởi đây là một trong những quốc gia có hệ thống y tế kém nhất thế giới. Tuần trước, Thủ tướng Nepal đã bị buộc từ chức trước làn sóng chỉ trích của dân chúng trước những phản ứng của ông với các vấn đề Covid-19 - Ảnh: AFP
Làn sóng Covid-19 đang bùng phát mạnh tại Nepal, quốc gia có đường biên giới dài với Ấn Độ. Dịch bệnh lây lan với tốc độ chóng mặt làm dấy lên lo ngại rằng Nepal đang đứng trước bờ vực khủng hoảng tàn khốc không kém Ấn Độ bởi đây là một trong những quốc gia có hệ thống y tế kém nhất thế giới. Tuần trước, Thủ tướng Nepal đã bị buộc từ chức trước làn sóng chỉ trích của dân chúng trước những phản ứng của ông với các vấn đề Covid-19 - Ảnh: AFP
Chỉ một tháng trước, Nepal chỉ có ghi nhận 100 ca Covid-19 mỗi ngày. Nhưng ngày 11/5, nước này có 9.483 ca nhiễm mới và 225 ca tử vong - con số tử vong cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu - Ảnh: Reuters 
Chỉ một tháng trước, Nepal chỉ có ghi nhận 100 ca Covid-19 mỗi ngày. Nhưng ngày 11/5, nước này có 9.483 ca nhiễm mới và 225 ca tử vong - con số tử vong cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu - Ảnh: Reuters 
Iran đang phải vật lộn chống chọi làn sóng dịch bệnh thứ tư với số ca nhiễm mới mỗi ngày cao kỷ lục. Hàng trăm thành phố và thị trấn của Iran đã được phân loại là "Khu vực đỏ" và tất cả các cơ sở kinh doanh không thiết yếu phải đóng của - Ảnh: AP
Iran đang phải vật lộn chống chọi làn sóng dịch bệnh thứ tư với số ca nhiễm mới mỗi ngày cao kỷ lục. Hàng trăm thành phố và thị trấn của Iran đã được phân loại là "Khu vực đỏ" và tất cả các cơ sở kinh doanh không thiết yếu phải đóng của - Ảnh: AP
Nga là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nặng nề nhất trên thế giới. Tính đến ngày 14/5, nước này ghi nhận 4,8 triệu ca Covid-19 và hơn 112.000 ca tử vong. Tháng 8 năm ngoái, Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên phê duyệt vaccine Covid-19, có tên Sputnik V, kể cả khi chưa hoàn thành thử nghiệm quy mô lớn trên người. Dù vậy, tính đến đầu tháng 5, chưa đầy 10 triệu trên 145 triệu dân Nga được tiêm vaccine - Ảnh: Getty Images
Nga là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nặng nề nhất trên thế giới. Tính đến ngày 14/5, nước này ghi nhận 4,8 triệu ca Covid-19 và hơn 112.000 ca tử vong. Tháng 8 năm ngoái, Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên phê duyệt vaccine Covid-19, có tên Sputnik V, kể cả khi chưa hoàn thành thử nghiệm quy mô lớn trên người. Dù vậy, tính đến đầu tháng 5, chưa đầy 10 triệu trên 145 triệu dân Nga được tiêm vaccine - Ảnh: Getty ImagesBức tranh Covid-19 đối lập tàn nhẫn: Nơi tiệc tùng, nơi quá tải nhà xác - Ảnh 2
Sau nhiều tháng vật lộn với dịch bệnh, tình hình tại Pháp bắt đầu sáng sủa hơn. Số ca nhiễm mới mỗi ngày giảm đều và số người phải nhập viện vì Covid-19 gần đây đã giảm xuống dưới 5.000 ca nhờ chiến dịch tiêm chủng vaccine. Điều này cho phép Pháp bắt đầu lên kế hoạch dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch. Các trường học đã mở trở lại và các hạn chế đi lại trong nước được dỡ bỏ. Dù vậy, hạn chế với các sự kiện và lệnh giới nghiêm ban đêm vẫn được áp dụng - Ảnh: Getty Images
Người Pháp vui chơi trong Vườn Tuileries ở Paris ngày 1/4 - Ảnh: AP
Người Pháp vui chơi trong Vườn Tuileries ở Paris ngày 1/4 - Ảnh: AP
Trong khi nhiều quốc gia châu Á đã kiểm soát được dịch bệnh, Nhật Bản vẫn đang phải vật lộn với đợt bùng phát dịch bệnh mới. Chính phủ Nhật Bản đã phải áp biện pháp hạn chế cứng rắn hơn, gần như tình trạng khẩn cấp, tại 5 tỉnh nữa, nâng tổng số tỉnh lên 13. Các biện pháp này bao gồm yêu cầu các nhà hàng đóng cửa sớm, được thực hiện từ ngày 16/5 đến 13/6 - Ảnh: Japan Times
Trong khi nhiều quốc gia châu Á đã kiểm soát được dịch bệnh, Nhật Bản vẫn đang phải vật lộn với đợt bùng phát dịch bệnh mới. Chính phủ Nhật Bản đã phải áp biện pháp hạn chế cứng rắn hơn, gần như tình trạng khẩn cấp, tại 5 tỉnh nữa, nâng tổng số tỉnh lên 13. Các biện pháp này bao gồm yêu cầu các nhà hàng đóng cửa sớm, được thực hiện từ ngày 16/5 đến 13/6 - Ảnh: Japan Times
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate