October 20, 2023 | 20:35 GMT+7

Cảnh báo loạt lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng mới trong các sản phẩm Microsoft

Đỗ Phong -

Microsoft Exchange Server luôn là mục tiêu hàng đầu được các đối tượng tấn công có chủ đích nhắm đến. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống, các đơn vị doanh nghiệp cần rà soát lỗ hổng liên quan đến Microsoft Exchange Server để phát hiện và có phương án xử lý kịp thời, giảm thiểu nguy cơ bị tấn công...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngày 19/10, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có cảnh báo tới các đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương; Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; các Ngân hàng; các tổ chức tài chính…. về các lỗ hổng an toàn thông tin ảnh hưởng cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft công bố tháng 10/2023.

Cục An toàn thông tin, cho biết Microsoft vừa phát hành danh sách bản vá tháng 10 với 103 lỗ hổng an toàn thông tin trong các sản phẩm của mình, trong đó đặc biệt chú ý vào các lỗ hổng có mức ảnh hưởng cao và nghiêm trọng.

Cụ thể như lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-36778 trong Microsoft Exchange Server cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã phát hành các văn bản cảnh báo diện rộng về những lỗ hổng ảnh hưởng đến Microsoft Exchange Server. Điều này cho thấy Microsoft Exchange Server vẫn luôn là mục tiêu hàng đầu được các đối tượng tấn công có chủ đích nhắm đến.

Cảnh báo loạt lỗ hổng an toàn thông tin mới 
Cảnh báo loạt lỗ hổng an toàn thông tin mới 

Vì vậy, để bảo đảman toàn thông tin cho hệ thống của các cơ quan, tổ chức, Cục An toàn thông tin đề nghị các đơn vị rà soát lỗ hổng liên quan đến Microsoft Exchange Server để phát hiện và có phương án xử lý kịp thời, đồng thời tăng cường giám sát nhằm giảm thiểu nguy cơ bị tấn công thông qua các lỗ hổng này.

Cùng với đó là lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-36563 trong Microsoft WordPad cho phép đối tượng tấn công thực hiện thu thập thông tin mã băm NTLM của người dùng. Lỗ hổng hiện đang bị khai thác trong thực tế.

Lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-41763 trong Skype for Business cho phép đối tượng tấn công thực hiện leo thang đặc quyền. Lỗ hổng hiện đang bị khai thác trong thực tế.

Riêng 2 lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-35349, CVE-2023-36697 trong Microsoft Message Queuing cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.

Lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-36434 trong Windows IIS Server cho phép đối tượng tấn công thực hiện leo thang đặc quyền.

Để bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin, góp phần bảo đảm an toàn cho không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin khuyến nghị các đơn vị, doanh nghiệp cần kiểm tra, rà soát, xác định máy tính sử dụng hệ điều hành Windows có khả năng bị ảnh hưởng.

Thực hiện cập nhật bản vá kịp thời để tránh nguy cơ bị tấn công. Theo các chuyên gia, biện pháp tốt nhất để khắc phục là cập nhật bản vá cho các lỗ hổng trên theo hướng dẫn của hãng

Đồng thời, tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; đồng thời thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.

 
Trong tuần, các tổ chức quốc tế đã công bố và cập nhật ít nhất 711 lỗ hổng, trong đó có 310 lỗ hổng mức Cao, 153 lỗ hổng mức Trung bình, 01 lỗ hổng mức Thấp và 247 lỗ hổng chưa đánh giá. Trong đó có ít nhất 161 lỗ hổng cho phép chèn và thực thi mã lệnh.
Một số lỗ hổng trên các sản phẩm/dịch vụ phổ biến tại Việt Nam như Linux: CVE-2023-39189, CVE-2023-39192,…Microsoft: CVE-2023-36561, CVE-2023-36419,…Google: CVE-2023-35646, CVE-2023-35647,…Wordpress: CVE-2023-25480, CVE-2023-27615,…Adobe: CVE-2023-38218, CVE-2023-38219,…Oracle: CVE-2023-42663, CVE-2023-42780,…IBM: CVE-2023-43058, CVE-2023-33160,…
Theo thống kê, trong tuần có 54.132 (tăng so với tuần trước 52.492) thiết bị có khả năng bị huy động và trở thành nguồn tấn công DRDoS. Có 955 trường hợp tấn công vào trang/cổng thông tin điện tử của Việt Nam: 939 trường hợp tấn công lừa đảo (Phishing), 16 trường hợp tấn công cài cắm mã độc.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate