June 10, 2022 | 10:31 GMT+7

Customs to launch inter-sectoral risk management center for goods clearance

Ánh Tuyết -

The General Department of Vietnam Customs is studying the building of a Risk Management Data Center for centralized and unified specialized management and inspection nationwide, thereby creating favorable conditions for businesses in the process of customs clearance, helping improve the business environment and enhancing national competitiveness.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Ngày 9/6, tại Hà Nội, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Tổng cục Hải quan tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về Trung tâm Quản lý rủi ro liên ngành để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 10/1/2022 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.

 

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tỷ lệ tờ khai phải quản lý, kiểm tra chuyên ngành giảm từ 30% năm 2015, đến nay xuống còn 19%. Tuy nhiên, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành cần tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua việc tiếp tục rà soát, cắt giảm danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung và thảo luận, nghiên cứu phương án tổ chức thực hiện “Mô hình Trung tâm Quản lý rủi ro liên ngành tập trung” phù hợp với Việt Nam.

Ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho biết, nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, đến nay 100% thủ tục hải quan cốt lõi được thực hiện tự động trên Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, số lượng doanh nghiệp tham gia trên 99%, thời gian thông quan luồng xanh chỉ từ 1 -3 giây.

Cũng theo ông Hoàng Việt Cường, trong những năm qua, bằng việc áp dụng quản lý rủi ro kết hợp với chuyển đổi từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", ngành hải quan tạo ra sự thay đổi căn bản trong phương thức quản lý hải quan, từ thủ công sang tự động hóa dựa trên đánh giá rủi ro. Qua đó, làm giảm đáng kể tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa.

Đặc biệt, ngành hải quan chủ động phát hiện và kiểm soát trước đối với những nguy cơ vi phạm pháp luật hải quan, tạo lập môi trường tuân thủ, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước đáp ứng mục tiêu tạo thuận lợi thương mại và yêu cầu quản lý nhà nước.

Toàn cảnh hội thảo ngày 9-6-2022.
Toàn cảnh hội thảo ngày 9-6-2022.

Thực chất công tác quản lý rủi ro là công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến kiểm tra chất lượng. Cơ chế kiểm tra, giám sát là cần thiết, bởi có kiểm tra mới tránh được những rủi ro về quản lý và đảm bảo chất lượng của hàng hóa trước khi đưa ra thị trường.

Qua việc xác định đối tượng có rủi ro cao, ưu tiên tập trung nguồn lực vào quản lý đối với số đối tượng này, công tác quản lý sẽ không bị dàn trải. Từ đó, giảm bớt áp lực công việc, cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại với kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cùng với kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn do thông tin, dữ liệu phân tán, chưa thống nhất, đồng bộ, chưa kịp thời cung cấp, chia sẻ đến các bên có liên quan; chưa có cơ quan đầu mối chủ trì, quản lý chung các nội dung liên quan đến quản lý rủi ro trong quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành.

Do đó, tại Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc, một yêu cầu quan trọng được Chính phủ đặt ra là Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, kiến nghị xây dựng trung tâm dữ liệu quản lý rủi ro để thực hiện quản lý, kiểm tra chuyên ngành tập trung, thống nhất trên phạm vi cả nước.

Theo ý kiến trao đổi của các đại biểu tại hội thảo, thủ tục quản lý kiểm tra chuyên ngành được cải cách sẽ làm giảm thời gian và chi phí thông quan, giải phóng hàng cũng như tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp.

 

Nhằm triển khai có hiệu quả công tác quản lý rủi ro, ngay từ đầu năm, Tổng cục Hải quan ban hành Kế hoạch Kiểm soát rủi ro và Kế hoạch thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro năm 2022.

Theo đó, ngành hải quan tập trung phân tích đánh giá rủi ro, xác định trọng điểm theo một số lĩnh vực, ngành hàng trọng điểm như mặt hàng đá xây dựng, thép, hàng tiêu dùng, gian lận xuất xứ hàng hóa, hàng tạm nhập, tái xuất… để đề xuất các biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp đối với các lô hàng có dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm.

Đồng thời, bám sát tình hình soi chiếu tại các địa bàn, chủ động trao đổi, phối hợp điều phối hàng hóa soi chiếu, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp thực hiện soi chiếu phù hợp với tuyến vận chuyển và theo đề nghị của doanh nghiệp.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate