4 bộ, ngành, cơ quan, tổ chức Trung ương gồm Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Thông tin này được nêu tại báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) vừa được Chính phủ gửi đến Quốc hội.
Việc thay thế tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bằng những tội danh cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế là một trong những nội dung quan trọng được Chính phủ xin ý kiến nhân dân khi sửa đổi Bộ luật Hình sự.
Các cơ quan đồng tình giữ lại tội danh này cho rằng, mặc dù cụ thể hóa hành vi phạm tội này thành các tội danh cụ thể trong từng lĩnh vực nhưng cũng chưa nên bỏ tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng mà cần thu hẹp phạm vi tội này. Vì không thể lường hết được các trường hợp xảy ra, và do vậy, có thể dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm.
Nhưng, đa số nhân dân có quan điểm khác. Cụ thể, báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân của 25/30 bộ, ngành, cơ quan, tổ chức Trung ương, 53/63 hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 14/26 cơ quan, tổ chức khác và 3 cá nhân thể hiện sự nhất trí với việc thay thế tội cố ý làm trái bằng các tội danh cụ thể trong từng lĩnh vực kinh tế.
Với số liệu cụ thể nêu trên, Chính phủ khẳng định đa số ý kiến nhân dân đồng tình với đề xuất như trong dự thảo bộ luật là cụ thể hóa hành vi phạm tội cố ý làm trái thành các tội danh cụ thể trong từng lĩnh vực.
Việc cụ thể hóa này là để bảo đảm tính công khai, minh bạch của bộ luật, tránh sự tùy tiện trong việc áp dụng bộ luật hình sự để xử lý tội phạm, qua đó góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.
Các ý kiến đồng tình với dự thảo lập luận, việc thay thế nhằm tăng cường tính minh bạch của Bộ luật Hình sự, nhất là trong khi Việt Nam đang trong quá trình chuyển đối cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhiều chính sách kinh tế vừa làm vừa thử nghiệm thì việc duy trì một tội phạm với dấu hiệu cấu thành là “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” được coi như là một “trở ngại”, làm nản lòng các nhà đầu tư, nhà quản lý.
Bên cạnh các ý kiến nêu trên, Chính phủ cho biết, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị tiếp tục cụ thể hóa hành vi cố ý làm trái khác trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Nếu không cụ thể được, thì đề nghị giữ lại tội này.
Trước khi kết quả lấy ý kiến nhân dân được tổng hợp, có nên bỏ tội cố ý làm trái hay không đã từng gây tranh luận trái chiều tại nghị trường.
Ở hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách cuối tháng 8 vừa qua, một số vị cho rằng nhất định không thể giữ tội cố ý làm trái – một quy định mà ai cũng sợ. Trong khi đó, một số vị khác quả quyết là không thể bỏ tội này vì "nếu bỏ thì hỏng hết".
Việc thay thế tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bằng những tội danh cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế là một trong những nội dung quan trọng được Chính phủ xin ý kiến nhân dân khi sửa đổi Bộ luật Hình sự.
Các cơ quan đồng tình giữ lại tội danh này cho rằng, mặc dù cụ thể hóa hành vi phạm tội này thành các tội danh cụ thể trong từng lĩnh vực nhưng cũng chưa nên bỏ tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng mà cần thu hẹp phạm vi tội này. Vì không thể lường hết được các trường hợp xảy ra, và do vậy, có thể dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm.
Nhưng, đa số nhân dân có quan điểm khác. Cụ thể, báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân của 25/30 bộ, ngành, cơ quan, tổ chức Trung ương, 53/63 hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 14/26 cơ quan, tổ chức khác và 3 cá nhân thể hiện sự nhất trí với việc thay thế tội cố ý làm trái bằng các tội danh cụ thể trong từng lĩnh vực kinh tế.
Với số liệu cụ thể nêu trên, Chính phủ khẳng định đa số ý kiến nhân dân đồng tình với đề xuất như trong dự thảo bộ luật là cụ thể hóa hành vi phạm tội cố ý làm trái thành các tội danh cụ thể trong từng lĩnh vực.
Việc cụ thể hóa này là để bảo đảm tính công khai, minh bạch của bộ luật, tránh sự tùy tiện trong việc áp dụng bộ luật hình sự để xử lý tội phạm, qua đó góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.
Các ý kiến đồng tình với dự thảo lập luận, việc thay thế nhằm tăng cường tính minh bạch của Bộ luật Hình sự, nhất là trong khi Việt Nam đang trong quá trình chuyển đối cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhiều chính sách kinh tế vừa làm vừa thử nghiệm thì việc duy trì một tội phạm với dấu hiệu cấu thành là “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” được coi như là một “trở ngại”, làm nản lòng các nhà đầu tư, nhà quản lý.
Bên cạnh các ý kiến nêu trên, Chính phủ cho biết, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị tiếp tục cụ thể hóa hành vi cố ý làm trái khác trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Nếu không cụ thể được, thì đề nghị giữ lại tội này.
Trước khi kết quả lấy ý kiến nhân dân được tổng hợp, có nên bỏ tội cố ý làm trái hay không đã từng gây tranh luận trái chiều tại nghị trường.
Ở hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách cuối tháng 8 vừa qua, một số vị cho rằng nhất định không thể giữ tội cố ý làm trái – một quy định mà ai cũng sợ. Trong khi đó, một số vị khác quả quyết là không thể bỏ tội này vì "nếu bỏ thì hỏng hết".