Sáng 31/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật này.
Đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) nêu quan điểm, việc xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp xử phạt vi phạm chính đã có những ưu điểm vượt trội so với việc giải quyết thủ tục tố tụng hình sự như trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đã phân tích rất rõ.
Theo đại biểu, tại Khoản 2, Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành cũng đã giao cho Chính phủ quy định cụ thể hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và thủ tục xử phạt.
"Quy định như vậy là linh hoạt, kịp thời, nhanh chóng và phù hợp với tình hình thực tế sự phát triển của xã hội. Đề nghị không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã được quy định tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành", đại biểu Dương Tân Quân nói.
Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Văn Thi (Bắc Giang), tán thành phương án không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và giữ nguyên như Luật hiện hành. Bởi lẽ, việc áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với tất cả các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là hợp lý vì biện pháp xử lý hành chính, thủ tục đơn giản nhanh, kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Đại biểu Nguyễn Văn Thi nhấn mạnh, việc này không những đảm bảo bảo vệ quyền của chủ sở hữu mà còn kịp thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo trật tự quản lý hành chính. Đại biểu cho biết thêm, việc xử lý hành chính cũng không loại trừ quyền khởi kiện ra tòa theo thủ tục tố tụng dân sự nên vẫn đảm bảo được quyền của các bên có tranh chấp về sở hữu trí tuệ.
Còn đại biểu Nguyễn Thị Lan (Hà Nội) cho rằng, dự thảo Luật được sửa đổi, bổ sung lần này đã phần lớn giải quyết được những khó khăn, vướng mắc phát sinh về vấn đề sở hữu trí tuệ, thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Sau khi được tiếp thu, chỉnh sửa, dự thảo Luật đã đáp ứng được cơ bản mục tiêu đề ra trong việc sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ, đảm bảo chất lượng, thể chế hóa chủ trương của Đảng, phù hợp với các cam kết quốc tế theo Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và các điều ước quốc tế khác có liên quan mà Việt Nam là thành viên…
“Đây là một bước tiến lớn trong việc tháo gỡ vướng mắc để các cơ sở nghiên cứu, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ tạo ra từ nghiên cứu khoa học”, đại biểu Nguyễn Thị Lan nhấn mạnh và đề nghị: "Để góp phần hoàn thiện hơn dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Quốc hội rà soát, nghiên cứu để xây dựng được một hệ thống cơ chế giám sát, kiểm soát mang tính liên ngành rõ ràng, không chồng chéo nhằm phòng, chống một cách hiệu quả, triệt để hơn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ".
Về trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật, đại biểu Nguyễn Hải Anh (Đồng Tháp) ủng hộ việc quy định nội dung này vào dự thảo Luật. Bởi đó là sự thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta và phù hợp với Hiệp ước Marrakesh về giới hạn và ngoại lệ cho trường hợp khuyết tật về khả năng nhìn, đọc chữ in và người khuyết tật khác không có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách thông thường mà Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập.
Tuy nhiên, đối với đối tượng là tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ được hưởng ngoại lệ để hỗ trợ thực hiện việc sao chép, phân phối, chuyển đợt, bản sao các tác phẩm dưới định dạng, dễ tiếp cận.