September 09, 2022 | 15:32 GMT+7

Dong Nai’s exports show signs of slowing

Xuân Thái -

Along with many localities around the country, southern Dong Nai province’s exports saw good growth in July and August compared to the first half of 2022. However, exports, which more often than not help Vietnam post a trade surplus, showed signs of declining in the two months.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Tỉnh Đồng Nai đang lo xuất khẩu giảm tốc những tháng từ nay đến cuối năm, khi mà kim ngạch xuất khẩu liên tiếp giảm do đơn hàng giảm.

Không chỉ xuất khẩu giảm mà cũng là lần đầu tiên trong hơn 30 năm, Đồng Nai đã rời khỏi “top 5” về thu hút vốn đầu tư FDI, theo báo cáo kinh tế 8 tháng đầu năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai mới đây.

Trong 8 tháng đầu năm 2022, theo báo cáo của Bộ Công Thương, cả nước xuất siêu 3,96 tỷ USD. Trong khi đó, Đồng Nai ghi nhận kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022 đạt trên 13,2 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đạt trên 10 tỷ USD, xuất siêu 6 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 3,15 tỷ USD, tiếp tục là địa phương năm thứ 9 liên tiếp dẫn đầu cả nước về xuất siêu (bình quân cả nước xuất siêu trên 700 triệu USD).

Tuy nhiên, theo Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, trong tháng 8/2022, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các ngành chủ lực của tỉnh này đều giảm nhẹ so với tháng trước đó. Các doanh nghiệp có khả năng trong những tháng cuối năm, tình hình khó khăn về nguyên liệu và giá cả vật tư đầu vào, chi phí dịch vụ vận chuyển chưa cải thiện nhiều. Cơ quan thống kê của địa phương này nhận định rằng, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đối mặt với hàng loạt khó khăn, trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh đều phải tính toán lại, tìm cách tiết kiệm ở một số khâu nhằm kéo giá thành sản phẩm không tăng quá cao.

Đồng Nai có ba ngành hàng xuất khẩu chủ lực, dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, đó là xơ sợi dệt, sản phẩm sắt thép và máy móc trang thiết bị, phụ tùng.

Theo Cục Thống kê Đồng Nai, trong tháng 8/2022, kim ngạch xuất khẩu ba ngành chủ lực nói trên đạt 3,55 tỷ USD, chiếm hơn 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Bao gồm: Máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt gần 1,8 tỷ USD; xơ sợi dệt hơn 1,05 tỷ USD; sản phẩm sắt thép khoảng 700 triệu USD.

Một báo cáo khác của Sở Công Thương Đồng Nai cho biết, trong tháng 8/2022, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xuất khẩu vào thị trường Mỹ gần 694 triệu USD, chiếm trên 34% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, tỉnh Đồng Nai đã xuất khẩu vào thị trường này hơn 5,7 tỷ USD.

Điều này cho thấy, Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đồng Nai và cán cân thương mại luôn nghiêng về phía địa phương này với xuất siêu lên đến vài tỷ USD. Và ba ngành hàng xuất khẩu chủ lực nói trên của Đồng Nai đã giúp “giữ chân” kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai trước tình hình khó khăn chung trên thị trường thế giới đang nhiều biến động.

Phân tích các số liệu trong mấy tháng gần đây tại Đồng Nai cho thấy, xu hướng tháng 6 và tháng 7 kim ngạch xuất khẩu tăng chậm lại do đơn hàng giảm, một số mặt hàng xuất khẩu khối lượng giảm. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tháng 7/2022 trên địa bàn đạt hơn 2,24 tỷ USD, chỉ tăng 2,5% so với tháng 6 và lũy kế 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu là hơn 15,1 tỷ USD tăng 11,1% so với cùng kỳ (mức tăng này thấp hơn so với số liệu cả nước).

Ghi nhận trong ba tháng liên tiếp 6, 7 và 8 của năm 2022, lĩnh vực xuất khẩu của Đồng Nai đang có dấu hiệu chậm lại. Có thể dự báo, ngôi “quán quân” về xuất khẩu của Đồng Nai trong cả năm 2022 khó có thể bị “vuột mất”; tuy nhiên, các số liệu cho thấy đã giảm tốc, và từ nay đến cuối năm còn chưa đầy bốn tháng.

Không chỉ xuất khẩu giảm mà lần đầu tiên trong hơn 30 năm, Đồng Nai đã “lọt” khỏi “top 5” về thu hút vốn đầu tư FDI.
Không chỉ xuất khẩu giảm mà lần đầu tiên trong hơn 30 năm, Đồng Nai đã “lọt” khỏi “top 5” về thu hút vốn đầu tư FDI.

Trong gần ba quý của năm 2022, các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai gặp nhiều khó khăn do giá nguyên vật liệu trên thị trường thế giới biến động mạnh, đặc biệt là xung đột Nga – Ukraine, chi phí đầu vào tăng cao ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Trong bối cảnh như vậy, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất…

Xuất khẩu giảm do đơn hàng giảm vì lệ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu, đối tác nhập khẩu. Nhiều nhà phân tích kinh tế nhận định rằng dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, một số nước vẫn kiểm soát rất gắt gao ảnh hưởng đến sản xuất, xuất nhập khẩu trong nước và những nước đối tác.

Tại Trung Quốc, quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành phức tạp tại nước này, nhiều khu vực của nước này đóng cửa, nguồn cung nguyên liệu vì vậy bị giảm mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi cung ứng. Đồng Nai hiện đang nhập khẩu nguyên liệu lớn nhất từ thị trường Trung Quốc nên doanh nghiệp ở đây đang chịu nhiều tác động nặng nề.

Thiếu nguyên vật liệu đầu vào, giảm đơn hàng xuất khẩu, nhất là vào đợt cuối năm, các doanh nghiệp Đồng Nai đang cố gắng vượt “bão”, tìm nguồn nguyên liệu từ nhiều thị trường khác để thay thế, tìm mọi cách để giữ giá thành sản phẩm không tăng quá cao, giữ đầu ra ổn định. Và, cố gắng giữ vững thị trường xuất khẩu chiến lược, sản phẩm xuất khẩu chủ lực.  

 

Dự báo kinh tế thế giới những tháng cuối năm sẽ còn nhiều bất ổn, tăng trưởng sẽ chậm lại, những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Bộ, trong đó có Đồng Nai.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate