August 09, 2022 | 16:11 GMT+7

Draft electronic transactions law creates issues for credit institutions

The draft amended Law on Electronic Transactions will play an important in promoting faster digital transformation in Vietnam. Many provisions in the draft, however, pose difficulties for credit institutions.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Tại tọa đàm góp ý Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) mới đây, đại diện các ngân hàng đồng loạt đặt các câu hỏi liên quan đến các vấn đề nóng như: chữ ký điện tử, các biện pháp xác thực khác đã được triển khai trong thực tế như SMS, OTP, Token OsaTP, sinh trắc học…

NHIỀU BĂN KHOĂN XUNG QUANH CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ

Theo đại diện Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Luật giao dịch điện tử hiện đang chủ yếu đề cập và quy định đối với các chữ ký điện tử và chữ ký số, trong khi thực tế, giao dịch của ngân hàng đang chấp nhận các biện pháp xác thực khác như mật khẩu: SMS OTP, Token OTP, Digital OTP hay sử dụng các nhận dạng sinh trắc học.

"Căn cứ trên Quyết định 630/QĐ-NHNN ban hành ngày 31/3/2017, các giao dịch không được ký với chữ ký điện tử mà sử dụng các định thức xác thực trên thì tính pháp lý của các chứng từ giao dịch trong trường hợp này sẽ được xác định như thế nào?", đại diện MB đặt câu hỏi.

Ngoài ra, đại diện MB cũng cho rằng, đối với khoản 3 Điều 32, dự thảo quy định một trong các điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký điện tử là chữ ký điện tử được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. Tuy nhiên, hiện nay các tổ chức tín dụng cũng có khả năng tự phát triển các loại chữ ký điện tử không cần được chứng thực mà vẫn đáp ứng được những điều kiện gắn liền và kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, định danh được người ký và đảm bảo tính toàn vẹn, không biến đổi, không can thiệp được của chữ ký.

 

"Mặc dù đã góp ý 3 lần và nhiều nội dung đã được tiếp thu sửa đổi nhưng qua rà soát dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn".

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

"Thêm vào đó, trong quy định này cũng chỉ nói chung về chữ ký số mà chưa nêu rõ ràng, cụ thể. Hiện tại, chữ ký số đang có nhiều loại hình thức khác nhau và mới đây Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra chữ ký số từ xa (Cloud-CA) cũng có thể đăng ký online. Vậy, dự thảo cần quy định rõ giá trị của chữ ký số được đăng ký online khi khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính", đại diện MB kiến nghị.

Tương tự, đại diện ngân hàng TPBank cho rằng nên bổ sung các định nghĩa về chữ ký số, chữ ký số dùng riêng, chữ ký số công cộng, đồng thời làm rõ về phạm vi áp dụng… tại dự thảo Luật. Bởi lẽ, tại Khoản 2 Điều 33 và Khoản 2 Điều 12 dự thảo Luật về trường hợp pháp luật quy định “văn bản cần được xác nhận của cơ quan tổ chức…”. Cả 2 điều khoản này đều nhắc đến quy định về xác nhận nhưng điều kiện lại khác nhau.

"Chúng tôi có thể hiểu đây là phương pháp chính để tổ chức phát hành xác định hay không, hay cần yêu cầu bên thứ 3 có phương pháp xác thực khác ngoài chữ ký số?", đại diện TPBank nêu quan điểm.

 

Quy định tại Điều 33 và Điều 38 dự thảo Luật, có thể hiểu rằng chữ ký điện tử sẽ không còn nữa giá trị pháp lý, thay vào đó là chữ ký số. Chúng tôi vẫn còn lo ngại điều khoản này sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm của các ngân hàng, kể cả khi có các biện pháp đảm bảo tuân thủ tính tin cậy, tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu đi chăng nữa. Vì vậy, chúng tôi muốn được làm rõ: điều khoản này có phải thực sự loại trừ pháp lý của chữ ký điện tử không?

Đại diện Techcombank

Còn đại diện Home Credit lại quan tâm tới Điều 15 là “việc chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu”. Theo Home Credit, hiện nay, trong hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và các ngân hàng nói chung có 3 mức hoạt động chuyển đổi số, tức là các tài liệu trước kia được ký bằng văn bản, sau này chuyển đổi sang lưu trữ bằng dữ liệu điện tử nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau.

Tuy nhiên, tại điểm a, khoản 1, Điều 15 yêu cầu về việc “được thực hiện bởi cơ quan tổ chức phát hành bản gốc, hoặc đang quản lý sổ gốc văn bản giấy tờ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực bản sao, bản chứng tờ theo quy định của pháp luật”. Đồng thời điểm d quy định “trường hợp bản gốc là văn bản giấy có chữ kỹ thì thông điệp dữ liệu phải có chữ ký số theo quy định của luật này, của tổ chức cá nhân thực hiện chuyển đổi”.

"Điểm này đặt ra vấn đề khá khó khăn cho ngân hàng khi hợp đồng được ký bởi cá nhân và ngân hàng. Như vậy, nếu thực hiện chuyển đổi số, theo quy định cần phải có chữ ký số của hai bên", đại diện Home Credit nói.

Nêu ra ví dụ cụ thể, đại diện Home Credit đặt vấn đề: "Theo quy định các tổ chức tín dụng phải lưu trữ văn bản theo thời hạn nhất định tùy vào thời hạn khoản vay. Nếu trong trường khoản vay có thời hạn 5-10 năm kèm theo thời gian sau khi hết thời hạn khoản vay phải lưu trữ thêm 5-10 năm nữa thì việc yêu cầu một tổ chức cá nhân từng ký trước đây lưu giữ nhiều chữ ký số để thực hiện chuyển đổi số còn phù hợp hay không?".

SỬA LUẬT THEO HƯỚNG THUẬN TIỆN HƠN

Về phía Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư 07, 13 về bảo lãnh ngân hàng. Với xu hướng thương mại điện tử, dự thảo Thông tư được xây dựng theo hướng cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh điện tử.

Trong quá trình sửa 2 văn bản này, ông Nguyễn Xuân Bắc cho biết, chữ ký điện tử rất được quan tâm. Luật Giao dịch điện tử 2005 công nhận chữ ký điện tử nhưng theo quy định tại Nghị định 130 thì khi thực hiện chữ ký số thì phải mua dịch vụ của bên thứ 3 với chi phí khá cao dẫn đến hạn chế áp dụng. Trong khi đó, ngân hàng sử dụng hình thức xác thực khác nhưng chưa có quy định công nhận hình thức này.

“Đề nghị nghiên cứu công nhận các xác nhận OTP và các xác nhận khác trên nền tảng công nghệ khác. Để tạo thuận lợi cho giao dịch xuyên biên giới trong đó có giao dịch bảo lãnh, cần thừa nhận chữ ký của đối tác nước ngoài, người không cư trú”, ông Nguyễn Xuân Bắc nói.

Ngoài ra, ông Nguyễn Xuân Bắc cũng chỉ ra việc dự thảo Luật sửa đổi còn nhiều khái niệm còn gây nhầm lẫn như: quy định chữ ký điện tử bao gồm cả con dấu dễ gây nhầm lẫn; có chỗ quy định văn bản giấy, có chỗ quy định văn bản khiến người đọc băn khoăn văn bản khác văn bản giấy ra sao… Do đó, ông Nguyễn Xuân Bắc đề nghị Ban soạn thảo rà soát và điều chỉnh lại nhất quán, tránh gây nhầm lẫn và khó hiểu trong thực tiễn.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate