July 10, 2022 | 10:05 GMT+7

HCMC to spend 10% of budget on social housing

Mộc Minh -

The Ho Chi Minh City People’s Council approved a Resolution on July 8 on the housing development program for the 2021-2030 period. The city will spend more than VND12.4 trillion ($531 million), or 10 per cent of its total budget, on building 93,000 social houses.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Tổng quỹ đất để phát triển nhà ở tại TP.HCM giai đoạn 2021- 2030 khoảng 5.239ha, trong đó, nhu cầu nhà ở xã hội 451ha, nhà ở thương mại khoảng 4.788ha.

Ngày 8/7/2022, tại kỳ họp thứ 6 HĐND TP.HCM khóa X đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, trong đó, thông qua Nghị quyết về chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021-2030.

Theo HĐND TP.HCM, phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, từng bước giải quyết căn cơ về nhu cầu nhà ở cho người dân.

HĐND thành phố cũng thống nhất quan điểm phát triển nhà ở phải đảm bảo các quy định của pháp luật về nhà ở và các quy định, chiến lược của quốc gia.

Theo đó, thành phố sẽ chuyển mô hình nhà ở từ thấp sang cao tầng, tăng tỷ lệ nhà ở chung cư; ưu tiên phát triển dự án nhà ở thuộc các khu đô thị mới, hạn chế phát triển dự án mới trong nội thành để quản lý, sử dụng đất đai hiệu quả, tạo quỹ đất phát triển giao thông, công viên, chỗ đậu xe.

Khu vực trung tâm và nội thành tập trung xây dựng nhà ở chung cư cao tầng, đồng thời phát triển hạ tầng phù hợp với quy mô. Đẩy mạnh phát triển nhà tại khu vực các quận nội thành phát triển như quận 7, quận 12, quận Bình Tân và TP. Thủ Đức để hình thành các hạt nhân trung tâm đô thị trên địa bàn.

Từng bước phát triển hạ tầng tại các khu vực ngoại thành, để tạo lập các quỹ đất phát triển dự án nhà ở, ưu tiên các dự án nhà ở giá rẻ.

Thành phố khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở, đặc biệt đối với nhà ở xã hội, cũng như bố trí vốn ngân sách phát triển loại hình này để cho thuê, thuê mua; tăng tỷ trọng nhà ở cho thuê đối với phân khúc nhà ở giá rẻ.

Mục tiêu đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân là 23,5 m2/người (tối thiểu là 10m2/người), dự kiến giai đoạn 2021-2025 tăng 50 triệu m2 sàn; đến năm 2030 là 26,5 m2/người (tối thiểu là 12m2/người), giai đoạn 2026-2030 tăng 57,5 triệu m2 sàn.

Đối với nhà ở thương mại, giai đoạn 2021-2025, thành phố tăng thêm khoảng 15,5 triệu m2 sàn; giai đoạn 2026-2030 khoảng 21,4 triệu m2 sàn, trong đó, tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án nhà ở thương mại đạt 92%. Đối với nhà ở riêng lẻ tương ứng từng giai đoạn là 31,9 triệu m2 và 31,9 triệu m2.

Đối với nhà ở xã hội, tổng nhu cầu về nhà ở loại hình này giai đoạn 2021- 2030 khoảng 37 triệu m2 sàn (khoảng 93.000 căn). Trong đó, chủ yếu là nhu cầu của người thu nhập thấp, công nhân làm việc tại các khu, cụm công nghiệp.

Cụ thể, giai đoạn 2021-2025, thành phố sẽ phát triển 2,5 triệu m2 sàn (khoảng 35.000 căn nhà). Trong đó, nhà cho thuê phấn đấu đạt khoảng 500.000 m2 sàn (7.000 căn); nhà ở lưu trú công nhân là 220.000 m2 sàn (4.500 căn).

Giai đoạn 2026-2030, phát triển khoảng 4,08 triệu m2 sàn nhà ở xã hội (58.000 căn). Trong đó, nhà ở cho thuê phấn đấu đạt khoảng 816.000 m2 sàn (11.600 căn); nhà ở lưu trú công là trên 480.000 m2 sản (8.000 căn).

Về nhà ở công vụ, TP.HCM dự kiến phát triển khoảng 1.400m2 sàn nhà ở công vụ, tương ứng khoảng 14 căn nhà ở công vụ tại huyện Củ Chi.

Về nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội, theo nghị quyết của HĐND TP.HCM, ngân sách thành phố sẽ giải ngân 12.410 tỷ đồng (chiếm khoảng 10% tổng nguồn vốn), được chia làm 2 giai đoạn, khoảng 3.770 tỷ đồng giai đoạn 2021-2025 và khoảng 8.640 tỷ đồng giai đoạn 2026-2030. Mục tiêu nhằm đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê, cho thuê mua, bao gồm cả nhà ở xã hội cho công nhân.

Đối với các chương trình mục tiêu như cải tạo chung cư cũ, di dời nhà ở trên ven kênh rạch thì triển khai thực hiện trên cơ sở nguồn vốn ngân sách được phê duyệt riêng cho từng chương trình.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate