September 18, 2022 | 06:30 GMT+7

IT labor market holds promise

Nhật Dương -

Mr. Park JongHo, CEO of IT recruitment platform TopDev, has said that Vietnam has promising IT human resources in terms of quality and quantity as well as market potential. A wave of foreign investment has brought the opportunity for Vietnam’s IT labor market to expand and become more vibrant.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

TopDev - Nền tảng Tuyển dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam vừa phát hành Báo cáo thị trường IT Việt Nam - Tech Hiring 2022, với những đánh giá về thị trường lao động IT năm 2022.

Phát biểu trong báo cáo, ông Park JongHo, CEO TopDev nhận định: “Việt Nam đang có một nguồn nhân lực IT đầy hứa hẹn về chất và lượng cũng như thị trường tiềm năng và tăng trưởng kinh tế. Điều quan trọng nằm ở các kế hoạch, chiến lược về đầu tư, phát triển và định hướng cho nguồn lực này nhằm thúc đẩy các mục tiêu kinh tế, xã hội Quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa”.

Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm 2022, lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông có doanh thu đạt khoảng 77 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, kỳ vọng có sự tăng trưởng trong năm 2022. Đây là những dấu hiệu tích cực cho thấy sự hồi phục nhanh chóng của nền kinh tế nước nhà dù cho phải chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch. 

Thị trường lao động Việt Nam trong quý 2/2022 quay trở lại đà tăng trưởng. Thất nghiệp và thiếu việc làm đều giảm so với giai đoạn dịch bệnh. Tuy nhiên, với tác động đáng kể từ đại dịch và sự thay đổi trong công việc cũng như mô hình lao động, cách thức làm việc truyền thống trước đây đã thay đổi mãi mãi. 

Từ năm 2020, các doanh nghiệp ở Việt Nam đã cho phép nhân viên của họ làm việc tại nhà để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Từ đó mở ra các xu hướng mới về hình thức làm việc từ xa (Remote Work), mô hình làm việc kết hợp (Hybrid Work) hay mô hình làm việc tự do (Freelance).

Đến năm 2025, thế hệ Z dự kiến sẽ chiếm 30% lực lượng lao động tại Việt Nam với những mong đợi về sự cân bằng giữa công việc - cuộc sống và hạnh phúc cá nhân. Điều này càng thúc đẩy các mô hình làm việc kiểu mới mở rộng và phát triển. 

Làn sóng đầu tư nước ngoài đã mang đến nhiều cơ hội cho thị trường lao động IT Việt Nam mở rộng và trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Việt Nam đã thu hút đủ sự chú ý để đưa các công ty công nghệ thông tin trong khu vực bắt đầu vào Việt Nam tuyển dụng và xây dựng đội ngũ kỹ sư phát triển sản phẩm.

Các doanh nghiệp truyền thống trong các lĩnh vực như du lịch, nông nghiệp, bất động sản…nay đã chuyển đổi số và bước vào mô hình thương mại điện tử. Điều này lại càng tạo nên sức ép cho bài toán khó về thiếu hụt nhân lực công nghệ thông tin của thị trường, khi nhu cầu tăng lên đáng kể nhưng khả năng đáp ứng còn nhiều hạn chế.

Theo Báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2022 do TopDev phát hành, mức lương lập trình viên dao động từ 350 USD (Fresher) đến 1.190 USD cho vị trí Mid-Senior. Lập trình viên Senior có mức lương dao động từ 860 đến 1.510 USD. Các vị trí Quản lý (từ 5 năm trở lên) hoặc cấp cao hơn được khảo sát có mức lương từ 1.410 USD cho đến hơn 2.300 USD.

Theo dự đoán của các báo cáo trước đó, các vị trí được trả lương cao nhất yêu cầu các kỹ năng như Data Analyst, Cloud, DevOps, AI/Machine Learning. Tuy được săn đón với mức lương hấp dẫn, nguồn cung nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển như mong đợi của ngành. 

Mức lương nhân lực IT. Nguồn - TopDev. 
Mức lương nhân lực IT. Nguồn - TopDev. 

Do ảnh hưởng của Covid-19, số lượng công việc Freelancer dự kiến sẽ tăng từ 5% đến 13%. Hơn nữa, nhu cầu tuyển dụng IT cũng tăng trưởng mạnh mẽ từ các quốc gia trên thế giới và xu hướng tuyển các lập trình viên ở nước ngoài trở nên phổ biến hơn. Điều này dẫn đến việc các lập trình viên ở Việt Nam có nhiều cơ hội lựa chọn hơn và phần nào có mong muốn mức lương và phúc lợi tốt hơn từ các công ty trong nước. 

Mặt khác, làn sóng đầu tư tài chính cá nhân như NFT, Blockchain, chứng khoán đang ngày càng mạnh mẽ. Một số cá nhân có hiểu biết và thích nghi nhanh với xu hướng đã nhanh chóng tạo lập được cơ sở tài chính cá nhân ổn định. Điều này trực tiếp gây ảnh hưởng đến thị trường lao động khi một thành phần lao động tách ra khỏi thị trường và theo đuổi những lĩnh vực này như một công việc chính.

Ngoài ra, sau giai đoạn đại dịch, người lao động tự nguyện nghỉ việc, tạo nên làn sóng The Great Resignation. Đối mặt trước những thách thức này, các công ty cần có sự tăng tốc để đáp ứng kịp thời những yêu cầu từ phía nhân tài IT, tập trung vào yếu tố con người, quan tâm đến sức khỏe & tinh thần nhân viên và trải nghiệm ứng viên, đồng thời nỗ lực tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng Công nghệ trong sắp tới.

Cũng theo báo cáo của TopDev, Việt Nam đang có một nguồn nhân lực công nghệ thông tin đầy hứa hẹn về chất và lượng cũng như thị trường tiềm năng và tăng trưởng kinh tế. Đến nay, lập trình viên Việt Nam đang giữ những thứ hạng cao, thuộc Top 6 các quốc gia hàng đầu về dịch vụ gia công phần mềm (2021) theo Xếp hạng về chỉ số vị trí dịch vụ toàn cầu của Kearney. Đồng thời, Việt Nam là một trong hai điểm đến gia công phần mềm hàng đầu ở Đông Nam Á theo Accelerance.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate