March 04, 2022 | 16:24 GMT+7

Khối ngoại giải ngân hơn 890 tỷ đồng để mua cổ phiếu VPB

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 9,7 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 521,9 tỷ đồng...

Hôm nay (4/3), sau khi VPBank chính thức điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 15% lên mức 17,5%, ngay lập tức khối ngoại đã bỏ ra một khoản tiền lớn để giải ngân vào cổ phiếu VPB. Cũng chính nhờ khoản tiền mua ròng hơn 890 tỷ đồng này, nhà đầu tư nước ngoài đã giữ được trạng thái mua ròng toàn thị trường.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0,33 điểm (+0,02%) lên 1.505,33 điểm. HNX-Index tăng 1,28 điểm (+0,28%) lên 450,59 điểm. UPCoM-Index tăng 0,10 điểm (+0,09%) lên 113,29 điểm.

Trên HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 53,6 triệu đơn vị, giá trị 2.589,4 tỷ đồng và bán ra với khối lượng 44,2 triệu đơn vị, giá trị 2.120,2 tỷ đồng. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trên sàn này 9,3 triệu đơn vị, tương ứng mua ròng 469,2 tỷ đồng.

Ở chiều mua, VPB dẫn đầu danh sách với 890,3 tỷ đồng. Ngoài ra, một số mã được mua nhiều còn có MSN với 72,3 tỷ đồng; PNJ với 69,5 tỷ đồng; DXG với 65,1 tỷ đồng; DCM với 64,4 tỷ đồng; DGC với 60,5 tỷ đồng; VND với 60,5 tỷ đồng; KBC với 59,2 tỷ đồng…

Ở chiều bán, nhà đầu tư nước ngoài bán mạnh nhất HPG với 251 tỷ đồng. Các mã bị bán trên 60 tỷ đồng chỉ còn có NLG, VNM và VRE.

Trên HNX, khối ngoại bán ròng 1 tỷ đồng. Trong đó, họ mua nhiều nhất PVS với 6,8 tỷ đồng. Trái lại, SHS và VKC bị bán mạnh nhất với giá ròng trị lần lượt đạt 4,4 tỷ đồng và 3,4 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 47,7 tỷ đồng. Trong đó, lực mua chủ yếu tập trung tại ACV với 46,1 tỷ đồng. Trái lại dù bị bán mạnh nhất nhưng BDT cũng chỉ dừng tại 2 tỷ đồng.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 9,7 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 521,9 tỷ đồng; giảm mạnh về khối lượng nhưng giá trị mua ròng chỉ giảm nhẹ.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate