October 26, 2021 | 10:07 GMT+7

Law on Insurance Business to be amended

Quang Trung -

According to National Assembly Chairman Vuong Dinh Hue, current amendments to the Law on Insurance Business aim to remove obstacles and help the insurance market develop faster and more sustainably.

NA Chairman Vuong Dinh Hue at a discussion on the amended Law on Insurance Business. Source: VGP
NA Chairman Vuong Dinh Hue at a discussion on the amended Law on Insurance Business. Source: VGP

Thảo luận tại tổ về Luật Kinh doanh Bảo hiểm sửa đổi, đa số đại biểu tán thành sự cần thiết của việc sửa đổi bộ luật này, tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm.

Tham gia thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng, cho biết sửa đổi Luật Kinh doanh Bảo hiểm lần này nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc để thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

THÁO GỠ VƯỚNG  MẮC TRÊN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM 

"Dư địa của thị trường bảo hiểm nước ta còn rất nhiều, dù thời gian qua tăng trưởng cao. Ngoài ra, tháo gỡ vướng mắc tại thị trường bảo hiểm là điều rất quan trọng cho thị trường vốn”, Chủ tịch Quốc hội phát biểu. "Bảo hiểm là một loại hình dịch vụ, ngày càng có giá trị gia tăng cao và ngày càng hiện đại. Chủ trương của chúng ta là tốc độ tăng dịch vụ nhanh hơn tốc độ tăng GDP. Trong đó, chú trọng vào các loại hình dịch vụ: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics…”. 

Góp ý thêm về dự thảo dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần rà soát lại nội dung lĩnh vực bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát bảo đảm phát triển cân đối hài hòa, đáp ứng nhu cầu của thị trường bảo hiểm kể cả nhân thọ và phi nhân thọ; bảo hiểm và tái bảo hiểm... Trong bảo hiểm phi nhân thọ cần chú ý sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp...

“Nước ta bị ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu, thiên tai. Cây trồng, thuỷ hải sản… khi có thiên tai thì bị thiệt hại nặng. Song mỗi khi có thiên tai, thiệt hại vẫn còn nặng dựa vào hỗ trợ từ phía Nhà nước và hoạt động thiện nguyện. Vấn đề này hiện các sản phẩm bảo hiểm chưa đáp ứng được. Trong đó, lâm nghiệp, ngư nghiệp đang rất thiếu sản phẩm bảo hiểm”, Chủ tịch Quốc hội phân tích.

Liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần tiếp tục rà soát vấn đề này theo hướng bình đẳng quyền giữa người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng (hưởng thụ các dịch vụ).

"Chúng ta cần xác lập mối quan hệ hợp đồng bảo đảm quyền lợi của các bên có liên quan, phù hợp với đặc thù của kinh doanh bảo hiểm, bao gồm kể cả xử lý các vấn đề khi tranh chấp", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng Luật Kinh doanh bảo hiểm cần phù hợp với môi trường không gian mạng, môi trường số, môi trường điện tử… Đây là cơ hội lớn để tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực. 

Về việc quản trị kinh doanh bảo hiểm, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ kết quả của đề án cơ cấu lại các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm để chúng ta làm sao có những quy định nâng chuẩn lên, không chấp nhận những doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh dưới chuẩn. 

“Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động quản trị của các doanh nghiệp bảo hiểm. Nên bảo đảm luật gốc là luật doanh nghiệp”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Về vấn đề hiệu lực của dự án luật, Chủ tịch Quốc hội cho rằng tháng 5/2022 dự kiến phê chuẩn dự án luật mà đến tháng 7/2023 mới có hiệu lực là muộn.

“Cá nhân tôi ủng hộ việc nếu sang năm ban hành thì 1/1/2023 luật này sẽ có hiệu lực thực thi. Ngay ở thời điểm này phải ngồi dự thảo các văn bản hướng dẫn. Không có lý do gì để kéo dài ban hành văn bản. Nhất là trong thời gian tới đây, chúng ta vừa phòng chống dịch vừa phải phục hồi kinh tế, nếu có một dự án luật mới đi vào thực tế cuộc sống giúp thúc đẩy thị trường bảo hiểm lên cũng là giải pháp thiết thực cho phục hồi kinh tế”, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ ý kiến.

ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI CHO NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM, TẠO ĐIỀU KIỆN CHO DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN

Thảo luận tại các tổ, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ sự quan tâm tới nội dung bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm phát triển.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Trung (Yên Bái) cho rằng ban soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung những quy định thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ, an toàn, minh bạch và công bằng, tạo ra nguồn thu lớn đóng góp cho nền kinh tế.

Đại biểu cũng đề nghị hoàn thiện sớm các quy dịnh về kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm những quy định can thiệp để can thiệp sớm đối với các doanh nghiệp có nguy cơ cao để bảo vệ quyền lợi của người dân khi tham gia.

Đồng quan điểm, Đại biểu Nguyễn Trúc Anh (TP Hà Nội), cho rằng dự án Luật cần quy định rõ hơn về việc bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm khi công ty, doanh nghiệp bảo hiểm gặp sự cố, kinh doanh thua lỗ hoặc phá sản.

"Người tham gia bảo hiểm sẽ được lấy tiền bảo hiểm đã đóng như thế nào và thông qua hình thức nào? Việc làm này cũng là đảm bảo lợi ích, an ninh cho quốc gia khi hiện nay có nhiều doanh nghiệp, công ty bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Một trong những giải pháp góp phần bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm là cơ quan chức năng cần có sự quản lý nguồn tài chính, nguồn quỹ bảo hiểm của các công ty, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm", đại biểu Trúc Anh phân tích.

Còn đại biểu Nguyễn Tuấn Thịnh (TP Hà Nội) cho rằng, trong dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) cần có quy định rõ và có sự phân định giữa các loại hình bảo hiểm như: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm an sinh xã hội. Đặc biệt, với các loại bảo hiểm mang tính chất an sinh xã hội thì cần có những tiêu chí, hành lang pháp lý cụ thể để bảo vệ các quyền lợi được hưởng của người tham gia và người được thụ hưởng.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc - Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Vũ Tiến Lộc - Ảnh: Quochoi.vn

Về vấn đề này, đại biểu Vũ Tiến Lộc (TP Hà Nội) lại cho rằng, dự thảo Luật cần đưa ra những quy định chặt chẽ để ngăn chặn công ty, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trục lợi cũng như bảo vệ các quyền lợi của khách hàng nhưng các chế tài đưa ra cũng phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động được.

"Ví dụ như về trình tự, thủ tục để doanh nghiệp tham gia thị trường bảo hiểm cần mang tính chất tạo điều kiện thuận lợi. Việc công bố thông tin quản trị của doanh nghiệp cũng nên thực hiện cẩn thận nhưng không nên quá kỹ lưỡng vì có thể ảnh hưởng tới bảo mật quản trị thông tin của doanh nghiệp", đại biểu Vũ Tiến Lộc nêu ý kiến.

Ngoài ra, nhiều đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ băn khoăn về việc dự thảo Luật Kinh doanh Bảo hiểm (sửa đổi) sau khi được thông qua sẽ song song tồn tại với nhiều luật khác có các quy định về loại hình bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc; đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh; thẩm quyền phê duyệt các chức danh lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp; mô hình tổ chức; trình tự, thủ tục đầu tư; thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm; trách nhiệm của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát...

Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ, đối chiếu với các luật liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate