September 13, 2022 | 10:10 GMT+7

Little concern over USD/VND depreciation

The USD/VND exchange rate depreciated 0.5 per cent in August and there is pressure on the local currency. With stable macro-economic indicators and flexible management adopted by the State Bank of Vietnam, however, securities companies believe the VND will not depreciate by more than 3 per cent this year.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Thống kê trên thị trường liên ngân hàng, trong tháng 8, tỷ giá USD/VND đã tăng xấp xỉ 0,5% lên 23.451 (ngày 31/8), cao hơn một chút so với mức đỉnh thiết lập vào ngày 20/7. Diễn biến này gắn liền với việc chỉ số đồng USD tiếp tục tăng thêm 2,6% và đồng NDT mất giá ghi nhận mức giá mạnh 2,2% trong tháng.

Cũng trong tháng 8/2022, hoạt động điều tiết cung tiền qua thị trường mở tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước sử dụng nhằm giảm bớt áp lực lên tỷ giá. Đến cuối tháng, lãi suất cho vay qua đêm đối với tiền đồng đã được kéo lên trên 4% và chênh lệch lãi suất VND và USD ở mức 2 điểm phần trăm, đổi lại chi phí ổn định tỷ giá cũng gia tăng, lãi suất phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước kỳ hạn 14 ngày tăng từ mức 2,6%/năm vào đầu tháng lên 4,0%/năm.

Trong ngắn hạn, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát là một trong những áp lực lớn nhất đối với tỷ giá USD/VND. Hiện tại, lạm phát tại Mỹ đang ở mức cao nhất kể từ những năm 1980. FED dù đã tăng lãi suất rất mạnh từ đầu năm đến nay nhưng lãi suất điều hành  chỉ mới dừng lại ở mức tương đương vùng lãi suất của năm 2019.

Theo Công ty Chứng khoán SSI, mặc dù VND đã có một số thông tin tích cực liên quan đến nguồn cung ngoại tệ (cán cân thương mại tháng 8 ước tính thặng dư tới 2,4 tỷ USD), tuy nhiên diễn biến tỷ giá vẫn đang chịu nhiều áp lực. Và thực tế cho thấy, trong tuần đầu tháng 9/2022, Ngân hàng Nhà nước đã phải tăng giá bán USD hỗ trợ thị trường.

"Áp lực về mặt tỷ giá vẫn còn tương đối lớn khi đồng USD duy trì sức mạnh với việc chỉ số US Dollar Index (DXY) đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 20 năm qua. Điểm tích cực trong giai đoạn này (khác với thời điểm tháng 7) là diễn biến tỷ giá trên thị trường tự do tương đối ổn định, và chênh lệch với thị trường niêm yết không quá cao", nhóm nghiên cứu tại SSI nhận định.

Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá, những yếu tố gây sức ép lên tỷ giá USD/VND trong những tháng đầu năm gồm diễn biến tăng cao của đồng USD và kỳ vọng thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh và mạnh của FED đã phần nào hạ nhiệt.

Tuy nhiên, cũng vì áp lực lớn trong những tháng đầu năm, bộ đệm dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang suy giảm và triển vọng cán cân thanh toán đã không còn tích cực như trước trong bối cảnh xuất khẩu suy giảm khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu đi.

Nếu nhìn xa hơn việc đoán định sự kiện trong ngắn hạn, VDSC cho rằng kịch bản nâng lãi suất từ nay đến cuối năm khoảng 125 điểm cơ bản là phù hợp, biến động nằm ở trong tốc độ các bước tăng, hoặc là (75-25-25) điểm cơ bản hoặc là (50-50-25) điểm cơ bản. Do đó, VDSC kỳ vọng áp lực lên tỷ giá sẽ giảm bớt sau kỳ họp tháng 9 nếu không có yếu tố bất ngờ từ lạm phát.

“Chúng tôi cho rằng sức bền của các yếu tố đệm này sẽ bị thử thách trong những tháng cuối năm, kỳ tăng lãi suất của FED trong cuộc họp tháng 9/2022 sẽ là phép thử quan trọng. Trong kịch bản cơ sở, chúng tôi kỳ vọng đà mất giá của đồng VND sẽ chững lại trong thời gian còn lại của năm 2022 nhưng áp lực có thể trở lại trong đầu năm 2023”, chuyên gia VDSC đánh giá.

Chung quan điểm, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, áp lực mất giá hiện tại của đồng VND chủ yếu do đồng USD lên giá, trong khi Việt Nam vẫn duy trì được kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, lãi suất thực còn dương và thặng dư thương mại.

Do đó, BVSC duy trì dự báo, với sức mạnh nội tại cùng các biện pháp điều hành linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước, đồng VND sẽ không mất giá quá 3% trong năm 2022.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate