October 25, 2022 | 13:45 GMT+7

Losses and waste in public investment identified

Hoàng Lan -

A report on practicing thrift and combatting waste in the workplace in the 2016-2021 period from the National Assembly (NA) Supervision Delegation, which will be discussed at the ongoing NA session, noted that thousands of projects have violated regulations on investment procedures, causing losses and waste of nearly VND32 trillion ($1.3 billion). The report also identified other shortcomings causing waste in public investment, such as improper negotiations and contract signings, and inadequate project construction supervision, among others.

Photo: VnEconomy
Photo: VnEconomy

Đó là thông tin được nêu trong báo cáo "thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021" của Đoàn Giám sát Quốc hội, một trong hai chuyên đề giám sát tối cao năm 2022, sẽ được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 4.

Đoàn Giám sát đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ, giao, thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020, giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch hằng năm.

THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ GẦN 32.000 TỶ ĐỒNG 

Đoàn Giám sát cho biết qua tổng hợp báo cáo chưa đầy đủ của các bộ ngành, địa phương, có hàng trăm dự án vi phạm quy định về thủ tục đầu tư, gây thất thoát, lãng phí, giảm hiệu quả đầu tư. Hàng nghìn dự án có thất thoát, lãng phí, trong đó: năm 2016 là 590 dự án, năm 2017 là 840 dự án, năm 2018 là 422 dự án, năm 2019 là 125 dự án, năm 2020 là 923 dự án, năm 2021 là 185 dự án.

 

Một số địa phương có số dự án phát hiện có thất thoát, lãng phí nhiều, như: Bắc Giang năm 2018 có 196 dự án và 864 dự án năm 2020; Thanh Hóa năm 2019 có 52 dự án, năm 2020 có 19 dự án, năm 2021 có 90 dự án; Phú Thọ năm 2018 có 111 dự án; Quảng Ngãi năm 2018 có 58 dự án; Lạng Sơn năm 2021 có 48 dự án; Hà Tĩnh năm 2020 có 34 dự án; Sơn La năm 2019 có 33 dự án; Nghệ An năm 2019 có 20 dự án,...

Có rất nhiều dự án đầu tư công có sai phạm, phải xử lý hình sự trong số 1.086 trường hợp đã đưa ra xét xử; gây thất thoát, lãng phí khoảng 31.795,2 tỷ đồng.

Các dự án có thất thoát lãng phí chủ yếu là các chi phí không hợp lý, được phát hiện trong giai đoạn thanh, quyết toán, kiểm toán.

Một số địa phương có số dự án phát hiện có thất thoát, lãng phí nhiều, như: Bắc Giang năm 2018 có 196 dự án và 864 dự án năm 2020; Thanh Hóa năm 2019 có 52 dự án, năm 2020 có 19 dự án, năm 2021 có 90 dự án; Phú Thọ năm 2018 có 111 dự án; Quảng Ngãi năm 2018 có 58 dự án; Lạng Sơn năm 2021 có 48 dự án; Hà Tĩnh năm 2020 có 34 dự án; Sơn La năm 2019 có 33 dự án; Nghệ An năm 2019 có 20 dự án,...

Hàng nghìn dự án đầu tư công chậm tiến độ và có xu hướng tăng dần qua các năm. Giai đoạn 2016-2021 số dự án chậm tiến độ như sau: năm 2016 là 1.448 dự án, năm 2017 là 1.609 dự án, năm 2018 là 1.778 dự án, năm 2019 là 1.878 dự án, năm 2020 là 1.867 dự án, năm 2021 là 1.962 dự án.

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trong đó đáng chú ý hầu hết dự án quan trọng quốc gia, các dự án lớn, trọng điểm đều chậm tiến độ, điển hình là: Dự án tuyến đường sắt thí điểm Thành phố, đoạn Nhổn-ga Hà Nội; Tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo; Tuyến đường sắt số 1: Bến Thành - Suối Tiên; Tuyến đường sắt số 2: Bến Thành - Tham Lương,...

Nhiều dự án triển khai kéo dài, đầu tư không dứt điểm, kém hiệu quả. Chẳng hạn tỉnh Bình Dương: 55 dự án chậm tiến độ; 15 công trình, dự án phải tạm dừng sau khi được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư; 225 lượt dự án được các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, trong đó có 109 lượt dự án phát hiện có sai phạm với tổng số tiền thực hiện không phù hợp được các cơ quan chức năng kiến nghị xử lý là trên 442 tỷ đồng.

 Dự án nhóm B nhưng kéo dài quá 5 năm, nhóm C quá 3 năm[i], dự án bố trí thiếu vốn ngân sách địa phương…

Đoàn Giám sát đánh giá đây là vấn đề tồn tại kéo dài nhiều năm, chưa được khắc phục đáng kể, gây lãng phí lớn trong sử dụng vốn đầu tư công. Nguyên nhân các dự án chậm tiến độ chủ yếu là: (i) Do công tác giải phóng mặt bằng; (ii) do bố trí vốn không kịp thời; (iii) do năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu; (iv) do thủ tục đầu tư và (v) do các nguyên nhân khác.

NHIỀU VI PHẠM TRONG ĐẤU THẦU

Qua giám sát, Đoàn phát hiện nhiều vi phạm trong đấu thầu, quản lý, sử dụng vốn, tổ chức triển khai thực hiện dự án. Một số dự án hồ sơ yêu cầu mời thầu chưa đầy đủ như: Dự án thành phần 1 - Đoạn qua TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Long An (Km3+004 - Km34+300) thuộc Dự án đầu tư nâng cấp Quốc lộ 50; Dự án Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, tỉnh Ninh Thuận và Dự án Hệ thống thủy lợi Tà Pao, tỉnh Bình Thuận; Dự án Xây dựng đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

 

Nhiều dự án áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu sai quy định như: Dự án đường Nha Trang đi Đà Lạt, đoạn Nha Trang - Diên Khánh (Cao Bá Quát - Cầu Lùng): Gói thầu 06B; Dự án Đường Phong Châu, TP. Nha Trang; Dự án Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, tỉnh Ninh Thuận; một số dự án thuộc các địa phương: TP. Đà Nẵng, tỉnh Nghệ An, Bình Định, Long An, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Bình, Thanh Hóa.

Phê duyệt hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu chưa đủ thủ tục tại một số dự án như: Dự án Đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh; Dự án Trung tâm đào tạo cán bộ Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (gói thầu 26); Dự án Đường Phong Châu, TP. Nha Trang; Dự án Đường giao thông Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh.

Nhiều dự án áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu sai quy định như: Dự án đường Nha Trang đi Đà Lạt, đoạn Nha Trang - Diên Khánh (Cao Bá Quát - Cầu Lùng): Gói thầu 06B; Dự án Đường Phong Châu, TP. Nha Trang; Dự án Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, tỉnh Ninh Thuận; một số dự án thuộc các địa phương: TP. Đà Nẵng, tỉnh Nghệ An, Bình Định, Long An, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Bình, Thanh Hóa.

Tại một số dự án, chất lượng chưa đảm bảo, có hiện tượng xuống cấp, hư hỏng nhanh. Có thể kể tới: Hợp phần đền bù, di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng thuộc dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An (gói thầu số 14 - Kênh tiêu Châu Bình) có hiện tượng sạt lở tại một số vị trí với mức độ khá lớn, chiều dài sạt lở trên 2.000m; TP. Hồ Chí Minh: Dự án Kè Tắc Sông Chà, đoạn kè đã thi công xong bị sạt lở khoảng 160m; tỉnh Đắk Nông: Dự án thủy lợi Đắk Sơn 3 chưa bàn giao đưa vào sử dụng nhưng đã có dấu hiệu xuống cấp, chất lượng đường bê tông một số vị trí 2 bên kênh chưa đảm bảo, mặt bê tông đã bong tróc, nền đất đắp mái bờ kênh một số đoạn đã bị lún sụt, hở hàm ếch, phía hạ lưu đập chính hiện đang ngập nước.

Ngoài ra, Đoàn Giám sát cũng chỉ ra các bất cập khác gây lãng phí trong đầu tư công như: Công tác thương thảo, ký kết hợp đồng chưa đảm bảo quy định; thực hiện thi công trước khi ký hợp đồng; phương án bồi thường còn sai sót, chưa sát thực tế; bồi thường, hỗ trợ sai quy định xây dựng khu tái định cư tập trung không phù hợp nhu cầu và nguyện vọng của người dân, gây lãng phí.

Hồ sơ quản lý chất lượng còn thiếu sót, không đầy đủ tại hầu hết các dự án. Công tác giám sát thi công một số dự án không chặt chẽ. Một số chủ đầu tư không thực hiện báo cáo giám sát đầu tư.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate