Hôm qua (7/10), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định thành lập một quỹ đặc biệt nhằm mua vào các loại thương phiếu (commercial paper) do các doanh nghiệp nước này phát hành.
Đây được coi là một động thái khẩn cấp của FED nhằm giải quyết tình trạng kẹt tiền mặt cho giới doanh nghiệp trong bối cảnh thắt chặt tín dụng căng thẳng, khiến các công ty Mỹ không biết tìm đâu ra vốn để trang trải cho các hoạt động của họ.
Động thái này cũng được coi là một bước tiến sát tới việc FED sẽ tiến hành cho vay trực tiếp đối với giới doanh nghiệp Mỹ.
Thương phiếu là gì?
Thương phiếu là những giấy tờ có giá do các doanh nghiệp lớn và phần lớn các tổ chức tài chính hàng đầu của Mỹ phát hành, thường có thời hạn ngắn, từ 270 ngày trở xuống. Trước đây, các nhà đầu tư cho rằng, thương phiếu là một khoản đầu tư rất an toàn và rất dễ bán lại.
Còn đối với các doanh nghiệp, đây là một nguồn vốn ngắn hạn có vai trò đặc biệt quan trọng vì số tiền thu về từ việc bán thương phiếu được sử dụng cho việc trả lương công nhân viên, tiền thuê văn phòng, tiền thanh toán cho các nhà cung cấp…
Thương phiếu chủ yếu được bán cho các quỹ đầu tư thị trường tiền tệ và các nhà đầu tư tổ chức khác. Tuy nhiên, sự leo thang của khủng hoảng, nhất là sau vụ phá sản của Lehman Brothers, đã khiến giới đầu tư trở nên e dè với thị trường thương phiếu, mặc dù những giấy tờ này do các doanh nghiệp hầu như chẳng dính dáng gì tới hoạt động cho vay dưới chuẩn phát hành, và thậm chí có mức xếp hạng tín nhiệm “đỉnh”.
Thay vào đó, giới đầu tư chuyển sang đầu tư trái phiếu Kho bạc Mỹ cho an toàn hơn. Họ lo ngại sẽ mua phải thương phiếu của một công ty nào đang có nguy cơ phá sản mà không biết. Do vậy, các loại thương phiếu bỗng chốc ế ẩm, khiến các doanh nghiệp Mỹ không biết xoay đâu ra vốn giữa lúc các khoản nợ hiện có của họ đã đến hạn phải trả.
Trước khi khủng hoảng diễn ra, giá trị dự nợ thương phiếu ở Mỹ là 2.000 tỷ USD. Tuy nhiên, theo số liệu của FED, trong ngày 1/10 vừa qua, thị trường thương phiếu đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm là 1.600 tỷ USD, sụt 10% so với mức 1.820 tỷ USD trong ngày 10/9.
Một lượng lớn thương phiếu phát hành từ khi khủng hoảng bắt đầu đã chuẩn bị tới hạn phải gia hạn. Do đó, giới quan sát rất lo ngại rằng, thị trường thương phiếu có thể còn sụt giảm mạnh hơn nếu không có sự cải thiện nhanh chóng.
Nội dung kế hoạch
Các quan chức của FED cho biết, không có giới hạn đối với lượng thương phiếu sẽ được FED mua vào theo chương trình này, và các điều kiện thị trường cùng với quyết định của giới đầu tư sẽ quyết định quy mô can thiệp của Chính phủ. Việc chương trình này sẽ bắt đầu vào thời điểm nào cũng còn là điều chưa rõ.
FED cũng cho biết sẽ chỉ mua vào những loại thương phiếu có mức xếp hạng tín nhiệm cao nhất. Ở thời điểm tháng 8 vừa qua, có khoảng 1.300 tỷ USD giá trị thương phiếu loại này được lưu hành trên thị trường. Trong số này, có 100 tỷ USD thương phiếu dưới dạng nợ không được bảo đảm của các doanh nghiệp phi tài chính, 600 tỷ USD thương phiếu dưới dạng nợ không được bảo đảm của các doanh nghiệp tài chính, và 600 tỷ USD thương phiếu dưới dạng nợ được bảo đảm bằng tài sản tại các doanh nghiệp phát hành.
Chương trình của FED sẽ hết hạn vào ngày 30/4 năm sau và có thể sẽ được gia hạn. Một phần số tiền để sử dụng cho chương trình này sẽ là tiền nộp thuế của người dân. Tuy nhiên, chưa rõ liệu Bộ Tài chính sẽ đóng góp bao nhiêu cho chương trình.
Cần thiết nhưng chưa đủ
“Bộ Tài chính Mỹ tin rằng chương trình này là cần thiết để ngăn chặn sự giá đoạn quy mô lớn trên thị trường tài chính và trong nền kinh tế. Bộ Tài chính sẽ có một tài khoản tiền gửi đặc biệt tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York để hỗ trợ chương trình”, FED cho biết.
Các quan chức của FED hy vọng động thái này sẽ đủ để lấy lại niềm tin của giới đầu tư đối với thị trường thương phiếu, và khiến họ tin rằng các công ty phát hành thương phiếu có đủ khả năng để chi trả cho các thương phiếu này.
Chương trình này được công bố trong bối cảnh Bộ Tài chính Mỹ chuẩn bị thực hiện chương trình giải cứu thị trường tài chính trị giá 700 tỷ USD, theo đó, mua lại tài sản xấu của các tổ chức tài chính. Các chuyên gia cũng cho rằng, giống như kế hoạch 700 tỷ USD, kế hoạch mới của FED sẽ là chưa đủ để phục hồi niềm tin của thị trường.
“Tôi cho rằng, các nhà đầu tư muôn biết xem cơ chế này hoạt động ra sao đã. Tôi không chắc là họ sẽ đẩy mạnh việc mua vào thương phiếu cho tới khi FED thực sự mua vào”, chiến lược gia thị trường trái phiếu Kevin Giddis của công ty đầu tư Morgan Keegan nhận xét.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng, chương trình của FED là một bước tiến cần thiết xét tới mức độ quan trọng của thương phiếu đối với “sức khỏe” của quá nhiều các doanh nghiệp Mỹ.
(Theo CNN, Bloomberg, AP)
Đây được coi là một động thái khẩn cấp của FED nhằm giải quyết tình trạng kẹt tiền mặt cho giới doanh nghiệp trong bối cảnh thắt chặt tín dụng căng thẳng, khiến các công ty Mỹ không biết tìm đâu ra vốn để trang trải cho các hoạt động của họ.
Động thái này cũng được coi là một bước tiến sát tới việc FED sẽ tiến hành cho vay trực tiếp đối với giới doanh nghiệp Mỹ.
Thương phiếu là gì?
Thương phiếu là những giấy tờ có giá do các doanh nghiệp lớn và phần lớn các tổ chức tài chính hàng đầu của Mỹ phát hành, thường có thời hạn ngắn, từ 270 ngày trở xuống. Trước đây, các nhà đầu tư cho rằng, thương phiếu là một khoản đầu tư rất an toàn và rất dễ bán lại.
Còn đối với các doanh nghiệp, đây là một nguồn vốn ngắn hạn có vai trò đặc biệt quan trọng vì số tiền thu về từ việc bán thương phiếu được sử dụng cho việc trả lương công nhân viên, tiền thuê văn phòng, tiền thanh toán cho các nhà cung cấp…
Thương phiếu chủ yếu được bán cho các quỹ đầu tư thị trường tiền tệ và các nhà đầu tư tổ chức khác. Tuy nhiên, sự leo thang của khủng hoảng, nhất là sau vụ phá sản của Lehman Brothers, đã khiến giới đầu tư trở nên e dè với thị trường thương phiếu, mặc dù những giấy tờ này do các doanh nghiệp hầu như chẳng dính dáng gì tới hoạt động cho vay dưới chuẩn phát hành, và thậm chí có mức xếp hạng tín nhiệm “đỉnh”.
Thay vào đó, giới đầu tư chuyển sang đầu tư trái phiếu Kho bạc Mỹ cho an toàn hơn. Họ lo ngại sẽ mua phải thương phiếu của một công ty nào đang có nguy cơ phá sản mà không biết. Do vậy, các loại thương phiếu bỗng chốc ế ẩm, khiến các doanh nghiệp Mỹ không biết xoay đâu ra vốn giữa lúc các khoản nợ hiện có của họ đã đến hạn phải trả.
Trước khi khủng hoảng diễn ra, giá trị dự nợ thương phiếu ở Mỹ là 2.000 tỷ USD. Tuy nhiên, theo số liệu của FED, trong ngày 1/10 vừa qua, thị trường thương phiếu đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm là 1.600 tỷ USD, sụt 10% so với mức 1.820 tỷ USD trong ngày 10/9.
Một lượng lớn thương phiếu phát hành từ khi khủng hoảng bắt đầu đã chuẩn bị tới hạn phải gia hạn. Do đó, giới quan sát rất lo ngại rằng, thị trường thương phiếu có thể còn sụt giảm mạnh hơn nếu không có sự cải thiện nhanh chóng.
Nội dung kế hoạch
Các quan chức của FED cho biết, không có giới hạn đối với lượng thương phiếu sẽ được FED mua vào theo chương trình này, và các điều kiện thị trường cùng với quyết định của giới đầu tư sẽ quyết định quy mô can thiệp của Chính phủ. Việc chương trình này sẽ bắt đầu vào thời điểm nào cũng còn là điều chưa rõ.
FED cũng cho biết sẽ chỉ mua vào những loại thương phiếu có mức xếp hạng tín nhiệm cao nhất. Ở thời điểm tháng 8 vừa qua, có khoảng 1.300 tỷ USD giá trị thương phiếu loại này được lưu hành trên thị trường. Trong số này, có 100 tỷ USD thương phiếu dưới dạng nợ không được bảo đảm của các doanh nghiệp phi tài chính, 600 tỷ USD thương phiếu dưới dạng nợ không được bảo đảm của các doanh nghiệp tài chính, và 600 tỷ USD thương phiếu dưới dạng nợ được bảo đảm bằng tài sản tại các doanh nghiệp phát hành.
Chương trình của FED sẽ hết hạn vào ngày 30/4 năm sau và có thể sẽ được gia hạn. Một phần số tiền để sử dụng cho chương trình này sẽ là tiền nộp thuế của người dân. Tuy nhiên, chưa rõ liệu Bộ Tài chính sẽ đóng góp bao nhiêu cho chương trình.
Cần thiết nhưng chưa đủ
“Bộ Tài chính Mỹ tin rằng chương trình này là cần thiết để ngăn chặn sự giá đoạn quy mô lớn trên thị trường tài chính và trong nền kinh tế. Bộ Tài chính sẽ có một tài khoản tiền gửi đặc biệt tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York để hỗ trợ chương trình”, FED cho biết.
Các quan chức của FED hy vọng động thái này sẽ đủ để lấy lại niềm tin của giới đầu tư đối với thị trường thương phiếu, và khiến họ tin rằng các công ty phát hành thương phiếu có đủ khả năng để chi trả cho các thương phiếu này.
Chương trình này được công bố trong bối cảnh Bộ Tài chính Mỹ chuẩn bị thực hiện chương trình giải cứu thị trường tài chính trị giá 700 tỷ USD, theo đó, mua lại tài sản xấu của các tổ chức tài chính. Các chuyên gia cũng cho rằng, giống như kế hoạch 700 tỷ USD, kế hoạch mới của FED sẽ là chưa đủ để phục hồi niềm tin của thị trường.
“Tôi cho rằng, các nhà đầu tư muôn biết xem cơ chế này hoạt động ra sao đã. Tôi không chắc là họ sẽ đẩy mạnh việc mua vào thương phiếu cho tới khi FED thực sự mua vào”, chiến lược gia thị trường trái phiếu Kevin Giddis của công ty đầu tư Morgan Keegan nhận xét.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng, chương trình của FED là một bước tiến cần thiết xét tới mức độ quan trọng của thương phiếu đối với “sức khỏe” của quá nhiều các doanh nghiệp Mỹ.
(Theo CNN, Bloomberg, AP)