August 03, 2021 | 15:37 GMT+7

Pharmaceutical imports to be monitored

Tra My -

Total import turnover of pharmaceuticals reached nearly $1.48 billion in the first half of this year, down 6.3 per cent compared to the first half of 2020.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Thông tin trên được Tổng cục Hải quan xác nhận với VnEconomy sau khi  cơ quan này nhận được phản hồi về việc một số doanh nghiệp nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc cho biết sẽ chịu thêm thủ tục hành chính khi làm thủ tục thông quan hàng hoá.

KIỂM SOÁT CHẶT THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC NHẬP KHẨU

Theo Tổng cục Hải quan, cuối tháng 7/2021 cơ quan này đã có văn bản hướng dẫn cục hải quan các địa phương về quy trình, thủ tục kiểm tra hàng hoá đối với các lô hàng thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi nhập khẩu vào Việt Nam từ ngày 1/8/2021.

Cụ thể, Tổng cục Hải quan đã có hai văn bản để hướng dẫn, gồm: công văn số 3639/TCHQ-GSQL ngày 19/7/2021 về việc kiểm tra thực tế đối với hàng hóa nhập khẩu có điều kiện bảo quản đặc biệt và công văn số 401/TCHQ-GSQL ngày 23/7/2021 về việc kiểm tra hồ sơ các lô hàng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Theo đó, những tờ khai hải quan luồng vàng thực hiện từ ngày 1/8/2021 phải được kiểm tra, đối chiếu nội dung khai hải quan với bộ hồ sơ hải quan theo quy định về tăng cường kiểm tra thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu.

 
Tổng kim ngạch nhập khẩu dược phẩm 6 tháng năm 2021 trị giá gần 1,48 tỷ USD, giảm 6,3% so với 6 tháng đầu năm 2020.
Theo đó, lượng dược phẩm nhập khẩu từ các thị trường chủ đạo của Việt Nam đã giảm so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, dược khẩu nhập khẩu từ Pháp giảm 12,5%, đạt 221,76 triệu USD; Thị trường Đức giảm 19,4%, đạt 151,93 triệu USD; Thị trường Ấn Độ giảm 9,7%, đạt 116,9 triệu USD; Thị trường Mỹ giảm 31,8%, chỉ đạt 86,48 triệu USD.

Sau khi các đơn vị hải quan kiểm tra, nếu xác định phù hợp, thì phải thực hiện thông quan ngay. Ngược lại, nếu kiểm tra phát hiện hồ sơ không phù hợp hoặc nghi ngờ về tính xác thực của các chứng từ thì chuyển luồng đỏ để tiến hành các bước kiểm tra thực tế hàng hóa.

Với những tờ khai hải quan nằm trong luồng đỏ, các đơn vị hải quan phải tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá ngay khi tiếp nhận tờ khai. Việc kiểm tra để nhằm đối chiếu với với nội dung ghi trên tờ khai hải quan.

Với những tờ khai hải quan thuộc luồng đỏ, doanh nghiệp nhập khẩu phải xuất trình cho hải quan bản chính của giấy uỷ quyền, giấy phép lưu hành sản phẩm, phiếu kiểm nghiệm sản phẩm. Cán bộ hải quan sau khi tiếp nhận các bản gốc này sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu với bản sao mà doanh nghiệp đã nộp cho Hải quan trong bộ hồ sơ nhập khẩu.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, việc kiểm soát chặt các lô hàng thuốc và nguyên liệu làm thuốc để nhằm kiểm soát mặt hàng thuốc nhập khẩu.

Theo tìm hiểu của VnEconomy, trong 6 tháng đầu năm 2021 lượng dược phẩm nhập khẩu từ các thị trường chủ đạo của Việt Nam là Đức, Pháp, Mỹ và Ấn Độ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Đây là những thị trường được xem là có nguồn dược phẩm chất lượng cao.

Nguyên nhân giảm là do đại dịch Covid – 19 làm cho chi phí logistics tăng cao, giá dược phẩm cũng tăng… Do đó, các doanh nghiệp nhập khẩu dược phẩm Việt Nam đang có xu hướng chuyển sang nhập khẩu sản phẩm dược từ các thị trường giá rẻ hơn, tuy nhiên chất lượng lại chưa được kiểm soát tốt.

DOANH NGHIỆP TỰ TRA CỨU C/O MẪU D ĐIỆN TỬ

Tổng cục Hải quan vừa thông báo đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các đơn vị hải quan. Theo đó, từ ngày 1/8/2021 chính thức triển khai chức năng cho phép doanh nghiệp và các bên liên quan tra cứu trạng thái chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D điện tử trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan.

Đây là một phần trong việc triển khai Cơ chế một cửa ASEAN nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và các bên liên quan trong quá trình thực hiện thực hiện thủ tục hải quan sử dụng C/O mẫu D điện tử.

Theo Tổng cục Hải quan, đến nay Việt Nam đã trao đổi chính thức thông tin C/O mẫu D điện tử với tất cả 9 nước thành viên ASEAN.

Trong 6 tháng đầu năm 2021 (tính đến ngày 15/6) Việt Nam đã nhận từ các nước ASEAN là 107.152 thông tin C/O và Việt Nam đã gửi sang các nước ASEAN tổng số 622.987 thông tin C/O.

Như vậy, từ khi triển khai đến giữa tháng 6/2021 Việt Nam nhận từ các nước ASEAN tổng số 366.458 thông tin C/O và Việt Nam gửi sang các nước ASEAN tổng số 939.460 thông tin C/O.

 
Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu muốn tra cứu C/O điện tử có thể truy cập vào Cổng thông tin một cửa quốc gia tại địa chỉ https://vnsw.gov.vn và sau đó vào phần Tra cứu C/O hoặc truy cập trực tiếp theo địa chỉ https://khaibaohoso.vnsw.gov.vn/common/COFormDTracking.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate