February 19, 2024 | 00:30 GMT+7

[Phóng sự ảnh]: Về Triều Khúc xem trai làng múa điệu trống bồng

Phương Thảo -

Những ngày đầu Xuân, giữa nhiều hội làng hay tại các sự kiện văn hóa của Hà Nội, người dân thủ đô không quên ngày mùng 9 đến 12 tháng Giêng về làng Triều Khúc đón xem các chàng trai hóa trang giả gái, má phấn môi so múa điệu trống bồng...

Người dân Triều Khúc không nhớ điệu múa có từ khi nào, chỉ biết khi các cụ sinh ra đã thấy dân làng vui múa trong các dịp hội hè. Cứ đời này sang đời khác, múa trống bồng gắn bó với đời sống tinh thần của người dân làng Triều Khúc và trở thành nghi thức không thể thiếu trong những ngày hội làng.

Gốc gác của điệu múa trống bồng là một nghi thức của hội làng nhằm tưởng nhớ công lao của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng có công đánh đuổi giặc phương Bắc. Để khích lệ tướng sĩ và cũng là để giải trí cho nghĩa quân, ngài đã cho binh lính đóng giả làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng để múa. Sau này, dân làng Triều Khúc tổ chức lễ hội tưởng nhớ công lao của ngài và trong lễ rước Thành hoàng Phùng Hưng có nghi thức múa trống bồng.

Hình thức nghệ thuật diễn xướng dân gian này được lưu truyền và có những bản sắc riêng, không giống những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, vì vậy, nó rất cầu kỳ và phức tạp. Để có được người múa hợp trong một cặp, các nghệ nhân phải chọn lựa cẩn thận, rồi truyền nghề. Khi học múa, người học không chỉ phải thuộc các động tác mà còn phải biết nhập tâm, phải thể hiện được thần thái vừa phóng khoáng, dứt khoát mạnh mẽ, nhưng cũng rất mềm mại, linh hoạt của điệu múa. Chỉ có mấy động tác đơn giản như xoay tròn, dựa lưng, úp mặt vào ngực nhau nhưng quả thực mang cái dáng dấp, kiểu cách mà không phải ai cũng bắt chước được.

Khác với điệu múa bồng ở hội Đình Nhật Tân (Tây Hồ), hội đền Đông Nhân (Hai Bà Trưng) hay hội thi nấu cơm Lương Quy (Đông Anh), múa bồng ở Triều Khúc từ sắp xếp đội hình cho đến cách di chuyển đều phỏng theo hình tròn và hình vuông. Hình tròn tượng trưng cho trời và hình vuông tượng trưng cho đất. Các vũ công tươi cười rạng rỡ, khi thì sánh đôi quấn quýt, khi thì tách rời nhưng luôn ở trên đường thẳng điểm song song để nương tựa lấy nhau… thể hiện sự giao hòa giữa trời và đất theo quy luật tự nhiên.

Ngoài ra, hội làng còn có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như vật thờ, đánh cờ, đá cầu, chọi gà, tổ tôm, bắt vịt… Trong ngày cuối của Lễ hội, sau khi kết thúc ba tuần tế là diễn ra điệu múa chạy cờ, tái hiện lại hào khí năm xưa của nghĩa quân Phùng Hưng thao luyện binh mã trước ngày ra trận.

[Phóng sự ảnh]: Về Triều Khúc xem trai làng múa điệu trống bồng - Ảnh 1
Chiều ngày mùng 9 tháng Giêng hàng năm, làng Triều Khúc (Hà Nội) mở hội làng truyền thống, rước kiệu Bố Cái đại vương Phùng Hưng về đình làng.
Chiều ngày mùng 9 tháng Giêng hàng năm, làng Triều Khúc (Hà Nội) mở hội làng truyền thống, rước kiệu Bố Cái đại vương Phùng Hưng về đình làng.
[Phóng sự ảnh]: Về Triều Khúc xem trai làng múa điệu trống bồng - Ảnh 2
Tương truyền, trước đây Triều Khúc là nơi Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) luyện quân để giao chiến với tướng giặc Đào Chính Bình thời nhà Đường (Trung Quốc). Tuy không phải là quê của Phùng Hưng nhưng sau khi chiến thắng lên ngôi vua, dân làng Triều Khúc thờ Phùng Hưng và suy tôn ngài thành Thánh.
Tương truyền, trước đây Triều Khúc là nơi Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) luyện quân để giao chiến với tướng giặc Đào Chính Bình thời nhà Đường (Trung Quốc). Tuy không phải là quê của Phùng Hưng nhưng sau khi chiến thắng lên ngôi vua, dân làng Triều Khúc thờ Phùng Hưng và suy tôn ngài thành Thánh.
[Phóng sự ảnh]: Về Triều Khúc xem trai làng múa điệu trống bồng - Ảnh 3
Mở đầu lễ hội là nghi lễ rước kiệu Bố Cái đại vương Phùng Hưng về đình làng. 
Mở đầu lễ hội là nghi lễ rước kiệu Bố Cái đại vương Phùng Hưng về đình làng. 
[Phóng sự ảnh]: Về Triều Khúc xem trai làng múa điệu trống bồng - Ảnh 4
Theo các nhà nghiên cứu, điệu múa bồng còn có tên khác là điệu múa “Con đĩ đánh bồng”. Điệu múa này chỉ dành cho con trai đóng giả con gái để múa trống. Khi múa họ thường mặc váy, tóc vấn đuôi gà hoặc buộc khăn mỏ quạ, đeo yếm đào, mặc áo tứ thân, thắt bao hồng, xanh.
Theo các nhà nghiên cứu, điệu múa bồng còn có tên khác là điệu múa “Con đĩ đánh bồng”. Điệu múa này chỉ dành cho con trai đóng giả con gái để múa trống. Khi múa họ thường mặc váy, tóc vấn đuôi gà hoặc buộc khăn mỏ quạ, đeo yếm đào, mặc áo tứ thân, thắt bao hồng, xanh.
[Phóng sự ảnh]: Về Triều Khúc xem trai làng múa điệu trống bồng - Ảnh 5
Múa bồng được biểu diễn ngay ở phương đình, vào giữa các tuần tế. Nếu có rước kiệu long đình thì các vũ công, nhạc công phải đi trước kiệu để múa hầu Đức Thánh.
Múa bồng được biểu diễn ngay ở phương đình, vào giữa các tuần tế. Nếu có rước kiệu long đình thì các vũ công, nhạc công phải đi trước kiệu để múa hầu Đức Thánh.
[Phóng sự ảnh]: Về Triều Khúc xem trai làng múa điệu trống bồng - Ảnh 6
Lễ hội làng Triều Khúc là một trong những lễ hội vẫn giữ được nét nguyên sơ của lễ hội truyền thống Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Lễ hội làng Triều Khúc là một trong những lễ hội vẫn giữ được nét nguyên sơ của lễ hội truyền thống Thủ đô ngàn năm văn hiến.
[Phóng sự ảnh]: Về Triều Khúc xem trai làng múa điệu trống bồng - Ảnh 7
Năm 2019, lễ hội làng Triều Khúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Năm 2019, lễ hội làng Triều Khúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
 

Mỗi năm, làng Triều Khúc có tới 14 lễ liên quan đến thờ cúng Đức Thánh Phùng Hưng. Trong đó, có ba ngày quan trọng nhất là: Ngày mồng 10 tháng Giêng là ngày Ngài lên ngôi vua; ngày 25/11 là ngày sinh của Ngài và ngày 13/8 là ngày hóa Thánh của Ngài. Cứ ba năm một lần, làng mới tổ chức lễ chính rước sắc Thành Hoàng. 

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate