April 13, 2024 | 11:24 GMT+7

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam ước đạt 14,7 tỷ USD trong năm 2024

Hạ Chi

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam ước đạt 14,7 tỷ USD trong năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 23,77 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 10,09% trong giai đoạn dự báo (2024-2029), theo Modor Intelligence...

Theo Modor Intelligence, tháng 1/2024, Việt Nam được ghi nhận là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất thế giới, dẫn đầu Đông Nam Á.
Theo Modor Intelligence, tháng 1/2024, Việt Nam được ghi nhận là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất thế giới, dẫn đầu Đông Nam Á.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tăng thêm khoảng 4 tỷ USD (tăng 25%) so với năm 2022, đạt 20,5 tỷ USD. Kết quả này nhấn mạnh thương mại điện tử ngày càng khẳng định là cấu phần quan trọng của nền kinh tế số tại Việt Nam.

Khi thu nhập của người dân ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ngày càng phát triển, hành lang pháp lý ngày càng thuận lợi, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN

Sự phát triển của công nghệ tài chính kỹ thuật số (fintech) và đại dịch Codvi-19 đã thúc đẩy hành vi giao dịch không tiếp xúc của người dân. Theo đóm, tính đến tháng 2/2024, số thuê bao sử dụng điện thoại thông minh đạt 100,7 triệu thuê bao tăng 1,2% so với cùng kỳ (99,5 triệu thuê bao) cùng với đó là Internet giá rẻ đã thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của thương mại điện tử và thanh toán kỹ thuật số ở Việt Nam.

 
"Các nhà bán hàng có kho hàng tại nước ngoài thu gần 3 nghìn tỷ trong quý 4/2023, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2022. Nhiều nhận định cho rằng các nhà bán hàng nước ngoài, đặc biệt là nhà bán hàng Trung Quốc là thách thức lớn thời gian tới".

Mặc dù vậy, thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tất cả các giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo Motor Intelligence, con số này được dự đoán sẽ giảm vào năm 2025 khi sự phát triển các phương thức thanh toán kỹ thuật số ngày càng tăng.

Theo một cuộc khảo sát về hành vi mua sắm trực tuyến do Rakuten thực hiện vào tháng 6/ 2022, 71% số người được hỏi ở Việt Nam cho biết họ đã thanh toán cho các giao dịch mua hàng trực tuyến bằng tiền mặt khi giao hàng trong ba tháng trước đó. Theo báo cáo của 54% số người được hỏi, ví di động là lựa chọn thanh toán phổ biến thứ hai khi mua sắm trực tuyến.

Thương mại điện tử của Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường sôi động nhất trong khu vực, thể hiện qua sự thành công của một số nền tảng thương mại điện tử gốc Việt. Tuy nhiên, trong số 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu hiện nay, Việt Nam chỉ có hai đại điện là Tiki và Sendo với thị phần không đáng kể so với 3 nền tảng thương mại điện tử quốc tế còn lại.

Đánh giá sự phát triển của các sàn thương mại điện tử nước ngoài tại Việt Nam, ông Phạm Bảo Trung, Giám đốc kinh doanh Metric cho biết trong năm 2023, các nhà bán hàng nước ngoài tại thị trường Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng.

Theo thống kê, riêng sàn Shopee, các nhà bán hàng có kho hàng tại nước ngoài thu gần 3 nghìn tỷ trong quý 4/2023, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2022. Nhiều nhận định cho rằng các nhà bán hàng nước ngoài, đặc biệt là nhà bán hàng Trung Quốc là thách thức lớn thời gian tới.

NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT ƯU TIÊN CÁC SẢN PHẨM Ở PHÂN KHÚC GIÁ TRUNG BÌNH TỪ 200.000 - 350.000 ĐỒNG

Theo báo cáo về các sàn thương mại điện tử của Metric (quý 3/2023), ba ngành hàng đứng đầu về doanh thu trên các sàn thương mại điện tử là làm đẹp, nhà cửa – đời sống và thời trang nữ.

Những ngành hàng này có tính cạnh tranh cao do tốc độ tiêu dùng nhanh, khả năng lưu kho, vận chuyển dễ dàng, nên có khả năng sẽ tiếp tục là những nhóm ngành đạt doanh thu cao nhất trên các sàn thương mại điện tử trong năm nay.

Làm đẹp, nhà cửa – đời sống và thời trang nữ là 3 nhóm ngành được ưa chuộng nhất.
Làm đẹp, nhà cửa – đời sống và thời trang nữ là 3 nhóm ngành được ưa chuộng nhất.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam vẫn ưu tiên mua sắm trên sàn bán lẻ trực tuyến với các sản phẩm ở phân khúc giá trung bình từ 200.000đ - 350.000. Theo sau đó là 100.000đ - 150.000đ và 150.000đ - 200.000đ. Nhìn chung, khách hàng Việt Nam thường sẵn sàng chi tiền cho những sản phẩm ở phân khúc trung bình vì phù hợp với số đông thu nhập hiện nay.

TẬN DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

Theo Modor Intelligence, tháng 1/2024, Việt Nam được ghi nhận là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất thế giới, dẫn đầu Đông Nam Á. Các nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2024, với doanh thu và khối lượng bán hàng vượt 310 nghìn tỷ đồng (12,5 tỷ USD), tăng 35% so với năm 2023.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi sự thâm nhập của Internet và di động ngày càng tăng. Sự chuyển đổi sang mua sắm trực tuyến và những tiến bộ trong thanh toán kỹ thuật số sẽ tiếp tục tạo đà tăng trưởng để thị trường e-commerce Việt Nam tiếp tục phát triển.

Các sáng kiến số hóa của chính phủ và nỗ lực chủ động tận dụng công nghệ như AI và học máy của các bên liên quan sẽ cho phép quá trình mua sắm của người dùng việt được cá nhân hoá và thuận tiện hơn đồng thời giúp các doanh nghiệp nâng cao nâng cao năng lực quản lý và tối ưu hoá chi phí cho các hoạt động kinh doanh.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate