Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, nghề đúc đồng Làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng...
Làng Trà Đông hay Trà Đúc xưa kia gọi là Sơn Trang, tiếng Nôm gọi là Kẻ Chè, một vùng đất cổ các thành phố Thanh Hóa 12km về phía Tây Bắc nằm trong địa vực của vùng đất Đông Sơn nổi tiếng. Nghề đúc đồng Trà Đông có bề dày lịch sử hàng trăm năm, tương truyền từ thời nhà Lý dòng họ Vũ đã đưa nghề đúc đồng về làng, nên dân gian có câu ca "Đất họ Lê, nghề họ Vũ".
Tuy nhiên, cũng có truyền thuyết cho rằng nghề đúc đồng ở làng Trà Đông là do Đức Thánh Khổng Minh Không truyền nghề. Để tưởng nhớ công lao to lớn đối với người đã đem nghề về cho nhân dân, vào thời Tự Đức tức năm 1848 - 1883 dân phường đúc đồng Trà Đông đã lập đền thờ suy tôn thánh Khổng Minh Không làm vị tổ sư của nghề, kể từ đó nhân dân của làng vẫn thờ đúc thánh Khổng minh Không và 2 ông họ Vũ coi đây là ông tổ của nghề đúc đồng.
Đúc đồng là cả một quy trình phức tạp bao gồm nhiều khâu thủ công từ nhào đất, làm khuôn đến pha hợp chất, nấu đồng đến làm nguộn. Mội khâu có thao tác, kỹ thuật khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là khâu làm khuôn và pha chế hợp chất nấu đồng. Thông thường 2 khâu này có ảnh hưởng trực tiếp tới hình dáng và chất lượng sản phẩm của đồ đồng nhất là đúc trống đồng. Vì vậy nghề đúc chỉ là dựa trên kinh nghiệm và nghề đúc chỉ được truyền cho người thân trong gia đình hoặc tập trung ở trong làng, không được truyền cho làng khác.
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.