Quốc đảo nhỏ bé vùng Celtic này đã trải qua một thời kỳ vươn cao ngoạn mục về kinh tế, để rồi rốt cục sa lầy vào cuộc khủng hoảng tài chính công tồi tệ hiện nay.
Bài viết trên tạp chí Fortune đã điểm lại những dấu mốc thăng trầm của thành viên Eurozone mới phải nhận cứu trợ từ bên ngoài để thoát thảm họa vỡ nợ cấp quốc gia này.
Cách đây chưa lâu, các công ty đa quốc gia của Mỹ khi đặt chân tới thị trường châu Âu thường chọn Ireland là điểm đến đầu tiên.
Sức hút của quốc gia từng được mệnh danh là “con hổ vùng Celtic” hay “sự thần kỳ Celtic” này thật rõ nét: Mức thuế suất thuế doanh nghiệp thấp so với các nước châu Âu khác, quy định không quá ngặt nghèo, cộng thêm một lực lượng lao động trẻ nói tiếng Anh, thạo tay nghề.
Mặt khác, địa vị thành viên Liên minh châu Âu (EU) của Ireland đồng nghĩa với việc chuyển hàng hóa và dịch vụ từ nước này sang các quốc gia châu Âu khác, tương đối dễ dàng và ít tốn kém.
Tuy nhiên, Ireland không phải lúc nào cũng phát đi những tin tức tốt lành. Cuộc khủng hoảng nợ công và ngân hàng tại đảo quốc này gần đây đã leo thang tới mức đẩy thị trường tài chính toàn cầu vào những phen chao đảo.
Cuối tuần trước, EU đã phải tung cho Ireland một gói cứu trợ trị giá 89 tỷ USD để ngăn không cho Chính phủ nước này vỡ nợ, đồng thời chặn đà tiến công của cuộc khủng hoảng tồi tệ sang các “mắt xích” yếu khác trong Eurozone như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Như vậy, Ireland đã trở thành quốc gia thứ hai ở châu Âu sau Hy Lạp phải chấp nhận sự cứu trợ đáng hổ thẹn từ bên ngoài để tránh sự siết chặt của gọng kìm khủng hoảng.
Trong phần lớn thời gian của thế kỷ 20, thậm chí là tới những năm cuối của thập niên 1980, bức tranh kinh tế Ireland nhìn chung khá ảm đạm, với điểm nhấn là tỷ lệ thất nghiệp cao và nợ công chồng chất. Khi đó, Ireland bị xem là một nền kinh tế trì trệ, ít nhất là theo tiêu chuẩn của các nước châu Âu.
Người nghèo ở Irreland ở thời đó thi nhau di cư sang Mỹ và các quốc gia khác, trong khi phần lớn lao động trong nước làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Vào năm 1987, tỷ lệ thất nghiệp ở Ireland vào khoảng 18%, còn tỷ lệ nợ công so với GDP đạt mức 120%. Nhiều nhà quan sát khi đó thậm chí đã nói tới khả năng vỡ nợ của nước này.
Nhưng Ireland biết là họ cần thay đổi. Vào cuối thập niên 1980, dưới thời Thủ tướng Charles Haughey, nước này đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình cải cách kinh tế. Cải cách đã mở toang cánh cửa nền kinh tế Ireland ra trước phần còn lại của châu Âu và thu hút một số lượng đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài, từ Intel tới Microsoft, nhờ mức thuế thấp và các quy định luật pháp dễ chịu.
Đến những năm 1990 và cuối thập niên 2000, Ireland đã chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng vọt ở tất cả các ngành hàng, từ dược phẩm, tới hàng công nghệ cao và dịch vụ. Ireland được hưởng lợi từ một lực lượng lao động có trình độ cao và khả năng kết nối dễ dàng với các nền kinh tế khác trong EU.
Đối với các nền kinh tế, thăng trầm âu cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp Ireland, sự thăng rồi trầm đó khá đặc biệt, vì quốc đảo nhỏ bé và ít để lại dấu ấn về kinh tế này đã bất ngờ “vụt sáng thành sao” và sau đó cũng đột ngột không kém khi xuống dốc không phanh và kéo thị trường toàn cầu rung lắc theo.
Với quy mô của Ireland, sự tăng trưởng kinh tế chóng mặt mà nước này từng trải qua có thể được xem là “khó hiểu”. Câu chuyện thành công bắt đầu vào thập niên 1990 của Ireland mang ít nhiều màu sắc “thần bí”, và nhiều người cho rằng, sức hấp dẫn của nền kinh tế này chỉ là ngẫu nhiên mà có.
Mặc dù mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Ireland từ trước tới nay chỉ vào khoảng 3,5%, nhưng con số này đã vọt lên chừng 6% vào thập niên 1990.
Trên thực tế, một phần lý do cho sự “đại nhảy vọt” này là việc Ireland có cơ sở xuất phát thấp, nhưng lịch sử thế giới - ngay cả ở nước Mỹ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp hồi thế kỷ 19 - cho thấy, mức tăng như vậy là “độc nhất vô nhị” đối với một nền kinh tế phát triển. Thậm chí, có thời điểm, tăng trưởng GDP của Ireland còn đạt mức 10%.
Tuy nhiên, vận đỏ của Ireland đã chuyển màu đen. Theo thời gian, mọi chi phí ở Ireland, từ tiền lương tới vật liệu đầu vào, cùng tăng. Cùng với đó, nền kinh tế này chuyển từ chỗ phát triển bùng nổ nhờ đầu tư nước ngoài và xuất khẩu sang phát triển bong bóng nhờ các giao dịch mua bán nhà đất và các dự án xây dựng.
Sự giàu có mới của Ireland đã đóng góp quan trọng cho nguồn cầu mạnh đối với thị trường địa ốc, giữa lúc chi phí vay vốn cũng khá rẻ.
Các ngân hàng cho vay không kiểm soát trong thời kỳ thị trường nhà đất tăng chóng mặt, và tới năm 2009, thua lỗ từ những khoản nợ xấu bắt đầu chất cao như núi, buộc Dublin phải chi hàng chục tỷ Euro để cứu các ngân hàng.
Các kế hoạch cứu nhà băng khiến Chính phủ Ireland lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ công, và kết cục là phải nhờ tới sự cứu trợ kèm theo những điều kiện ngặt nghèo từ EU.
Nền kinh tế Ireland từng một thời thu hút những tài năng sáng láng nhất trong làng doanh nghiệp thế giới, tới nay đã chứng kiến làn sóng bỏ xứ đi tìm việc nơi khác của chính những thanh niên nước này.
Tăng trưởng GDP thực tế của Ireland đã giảm mạnh, dự báo chỉ đạt 2,75% mỗi năm trong thời gian từ năm 2011-2014. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp dao động quanh ngưỡng 13,5%, còn nợ công được cho là sẽ đạt đỉnh 102% GDP vào năm 2013.
Khủng hoảng nợ công của Ireland còn kéo theo những thách thức không nhỏ về chính trị. Làn sóng biểu tình chống các biện pháp ngân sách khắc khổ đang gia tăng ở Ireland và nhiều quốc gia châu Âu khác.
Thủ tướng Ireland Brian Cowen đã tuyên bố sẽ giải thể Chính phủ vào đầu tháng 12 này, dọn đường cho một cuộc bầu cử sớm vào đầu năm sau. Ông Cowen được xem là “nạn nhân chính trị” đầu tiên của khủng hoảng nợ ở châu Âu.
Mới đây, Dublin đã công bố một kế hoạch ngân sách 4 năm với mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách từ mức 30% GDP hiện nay về ngưỡng 3% theo giới hạn của Eurozone vào năm 2014.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ thái độ hoài nghi về khả năng thành công của kế hoạch này khi mà khủng hoảng nợ còn đe dọa lan rộng ở châu Âu. Không rõ liệu tới khi nào Ireland sẽ giành lại được danh hiệu “con hổ vùng Celtic” một thời.
Bài viết trên tạp chí Fortune đã điểm lại những dấu mốc thăng trầm của thành viên Eurozone mới phải nhận cứu trợ từ bên ngoài để thoát thảm họa vỡ nợ cấp quốc gia này.
Cách đây chưa lâu, các công ty đa quốc gia của Mỹ khi đặt chân tới thị trường châu Âu thường chọn Ireland là điểm đến đầu tiên.
Sức hút của quốc gia từng được mệnh danh là “con hổ vùng Celtic” hay “sự thần kỳ Celtic” này thật rõ nét: Mức thuế suất thuế doanh nghiệp thấp so với các nước châu Âu khác, quy định không quá ngặt nghèo, cộng thêm một lực lượng lao động trẻ nói tiếng Anh, thạo tay nghề.
Mặt khác, địa vị thành viên Liên minh châu Âu (EU) của Ireland đồng nghĩa với việc chuyển hàng hóa và dịch vụ từ nước này sang các quốc gia châu Âu khác, tương đối dễ dàng và ít tốn kém.
Tuy nhiên, Ireland không phải lúc nào cũng phát đi những tin tức tốt lành. Cuộc khủng hoảng nợ công và ngân hàng tại đảo quốc này gần đây đã leo thang tới mức đẩy thị trường tài chính toàn cầu vào những phen chao đảo.
Cuối tuần trước, EU đã phải tung cho Ireland một gói cứu trợ trị giá 89 tỷ USD để ngăn không cho Chính phủ nước này vỡ nợ, đồng thời chặn đà tiến công của cuộc khủng hoảng tồi tệ sang các “mắt xích” yếu khác trong Eurozone như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Như vậy, Ireland đã trở thành quốc gia thứ hai ở châu Âu sau Hy Lạp phải chấp nhận sự cứu trợ đáng hổ thẹn từ bên ngoài để tránh sự siết chặt của gọng kìm khủng hoảng.
Trong phần lớn thời gian của thế kỷ 20, thậm chí là tới những năm cuối của thập niên 1980, bức tranh kinh tế Ireland nhìn chung khá ảm đạm, với điểm nhấn là tỷ lệ thất nghiệp cao và nợ công chồng chất. Khi đó, Ireland bị xem là một nền kinh tế trì trệ, ít nhất là theo tiêu chuẩn của các nước châu Âu.
Người nghèo ở Irreland ở thời đó thi nhau di cư sang Mỹ và các quốc gia khác, trong khi phần lớn lao động trong nước làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Vào năm 1987, tỷ lệ thất nghiệp ở Ireland vào khoảng 18%, còn tỷ lệ nợ công so với GDP đạt mức 120%. Nhiều nhà quan sát khi đó thậm chí đã nói tới khả năng vỡ nợ của nước này.
Nhưng Ireland biết là họ cần thay đổi. Vào cuối thập niên 1980, dưới thời Thủ tướng Charles Haughey, nước này đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình cải cách kinh tế. Cải cách đã mở toang cánh cửa nền kinh tế Ireland ra trước phần còn lại của châu Âu và thu hút một số lượng đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài, từ Intel tới Microsoft, nhờ mức thuế thấp và các quy định luật pháp dễ chịu.
Đến những năm 1990 và cuối thập niên 2000, Ireland đã chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng vọt ở tất cả các ngành hàng, từ dược phẩm, tới hàng công nghệ cao và dịch vụ. Ireland được hưởng lợi từ một lực lượng lao động có trình độ cao và khả năng kết nối dễ dàng với các nền kinh tế khác trong EU.
Đối với các nền kinh tế, thăng trầm âu cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp Ireland, sự thăng rồi trầm đó khá đặc biệt, vì quốc đảo nhỏ bé và ít để lại dấu ấn về kinh tế này đã bất ngờ “vụt sáng thành sao” và sau đó cũng đột ngột không kém khi xuống dốc không phanh và kéo thị trường toàn cầu rung lắc theo.
Với quy mô của Ireland, sự tăng trưởng kinh tế chóng mặt mà nước này từng trải qua có thể được xem là “khó hiểu”. Câu chuyện thành công bắt đầu vào thập niên 1990 của Ireland mang ít nhiều màu sắc “thần bí”, và nhiều người cho rằng, sức hấp dẫn của nền kinh tế này chỉ là ngẫu nhiên mà có.
Mặc dù mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Ireland từ trước tới nay chỉ vào khoảng 3,5%, nhưng con số này đã vọt lên chừng 6% vào thập niên 1990.
Trên thực tế, một phần lý do cho sự “đại nhảy vọt” này là việc Ireland có cơ sở xuất phát thấp, nhưng lịch sử thế giới - ngay cả ở nước Mỹ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp hồi thế kỷ 19 - cho thấy, mức tăng như vậy là “độc nhất vô nhị” đối với một nền kinh tế phát triển. Thậm chí, có thời điểm, tăng trưởng GDP của Ireland còn đạt mức 10%.
Tuy nhiên, vận đỏ của Ireland đã chuyển màu đen. Theo thời gian, mọi chi phí ở Ireland, từ tiền lương tới vật liệu đầu vào, cùng tăng. Cùng với đó, nền kinh tế này chuyển từ chỗ phát triển bùng nổ nhờ đầu tư nước ngoài và xuất khẩu sang phát triển bong bóng nhờ các giao dịch mua bán nhà đất và các dự án xây dựng.
Sự giàu có mới của Ireland đã đóng góp quan trọng cho nguồn cầu mạnh đối với thị trường địa ốc, giữa lúc chi phí vay vốn cũng khá rẻ.
Các ngân hàng cho vay không kiểm soát trong thời kỳ thị trường nhà đất tăng chóng mặt, và tới năm 2009, thua lỗ từ những khoản nợ xấu bắt đầu chất cao như núi, buộc Dublin phải chi hàng chục tỷ Euro để cứu các ngân hàng.
Các kế hoạch cứu nhà băng khiến Chính phủ Ireland lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ công, và kết cục là phải nhờ tới sự cứu trợ kèm theo những điều kiện ngặt nghèo từ EU.
Nền kinh tế Ireland từng một thời thu hút những tài năng sáng láng nhất trong làng doanh nghiệp thế giới, tới nay đã chứng kiến làn sóng bỏ xứ đi tìm việc nơi khác của chính những thanh niên nước này.
Tăng trưởng GDP thực tế của Ireland đã giảm mạnh, dự báo chỉ đạt 2,75% mỗi năm trong thời gian từ năm 2011-2014. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp dao động quanh ngưỡng 13,5%, còn nợ công được cho là sẽ đạt đỉnh 102% GDP vào năm 2013.
Khủng hoảng nợ công của Ireland còn kéo theo những thách thức không nhỏ về chính trị. Làn sóng biểu tình chống các biện pháp ngân sách khắc khổ đang gia tăng ở Ireland và nhiều quốc gia châu Âu khác.
Thủ tướng Ireland Brian Cowen đã tuyên bố sẽ giải thể Chính phủ vào đầu tháng 12 này, dọn đường cho một cuộc bầu cử sớm vào đầu năm sau. Ông Cowen được xem là “nạn nhân chính trị” đầu tiên của khủng hoảng nợ ở châu Âu.
Mới đây, Dublin đã công bố một kế hoạch ngân sách 4 năm với mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách từ mức 30% GDP hiện nay về ngưỡng 3% theo giới hạn của Eurozone vào năm 2014.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ thái độ hoài nghi về khả năng thành công của kế hoạch này khi mà khủng hoảng nợ còn đe dọa lan rộng ở châu Âu. Không rõ liệu tới khi nào Ireland sẽ giành lại được danh hiệu “con hổ vùng Celtic” một thời.