July 19, 2022 | 12:14 GMT+7

Thép xây dựng tiếp tục đà giảm giá

Huyền Vy -

Giá thép xây dựng trong nước vừa được các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giảm thêm từ 150 đồng/kg – 400 đồng/kg. Như vậy, từ ngày 8/7 – 17/7, thép xây dựng đã có 2 đợt giảm giá liên tiếp…

Thép xây dựng đã có 9 đợt giảm giá liên tiếp.
Thép xây dựng đã có 9 đợt giảm giá liên tiếp.

Nếu tính từ giữa tháng 5/2022 đến nay, giá thép xây dựng đã giảm lần thứ 9 liên tiếp. Hiện mức giá phổ biến ở mức 15.810 đồng/kg - 17.100 đồng/kg (tùy từng thương hiệu và loại thép).

Cụ thể, ngày 17/7, thương hiệu thép Hòa Phát giảm 250 đồng/kg đối với thép cuộn CB240, hiện ở mức 15.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng có mức giá 16.500 đồng/kg.

Tại miền Trung, thép cuộn CB240 giảm 250 đồng/kg ở mức 15.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 150 đồng có giá 16.500 đồng/kg.

Tại miền Nam, với dòng thép cuộn CB240 giảm 250 đồng, hiện ở mức 15.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 150 đồng, có giá 16.500 đồng/kg.

Thép xây dựng tiếp tục đà giảm giá - Ảnh 1

Tương tự, Thương hiệu thép Việt Ý điều chỉnh giảm giá bán, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 giảm 250 đồng/kg ở mức 15.910 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 giảm 200 đồng/kg hiện có giá 16.360 đồng/kg.

Thép xây dựng tiếp tục đà giảm giá - Ảnh 2

Thương hiệu Việt Đức tại miền Bắc, với thép cuộn CB240 giảm 200 đồngkg, hiện ở mức 15.860 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 150 đồng/kg có giá 16.360 đồng/kg.

Tại miền Trung, Việt Đức cũng giảm 250 đồng/kg đối với thép cuộn CB240, xuống còn 15.910 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng/kg ở mức 16.510 đồng/kg.

Thép xây dựng tiếp tục đà giảm giá - Ảnh 3

Thép Kyoei điều chỉnh giảm 250 đồng/kg đối với thép cuộn CB240 và giảm 100 đồng/kg với thép thanh vằn D10 CB300. Hiện giá của hai sản phẩm này ở mức 15.810 đồng/kg và 16.360 đồng/kg.

Thép xây dựng tiếp tục đà giảm giá - Ảnh 4

Thép miền Nam giảm 250 đồng/kg đối với sản phẩm thép cuộn CB240, xuống còn 16.290 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300, giảm 200 đồng/kg, hiện có giá 16.750 đồng/kg.

Thép xây dựng tiếp tục đà giảm giá - Ảnh 5

Thép Việt Nhật giảm 250 đồng/kg với thép cuộn CB240 và giảm 100 đồng/kg với thép thanh vằn D10 CB300. Hiện mức giá của hai sản phẩm này lần lượt là 15.910 đồng/kg và 16.260 đồng/kg.

Thép xây dựng tiếp tục đà giảm giá - Ảnh 6

Thương hiệu thép Pomina giảm mạnh giá bán, với thép cuộn CB240 giảm 400 đồng/kg, xuống mức 16.800 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 410 đồng hiện có giá 17.100 đồng/kg.

Thép xây dựng tiếp tục đà giảm giá - Ảnh 7

Thép Việt Sing, với hai sản phẩm của hãng, gồm thép cuộn CB240 giảm 250 đồng/kg, xuống mức 15.890 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 200 đồng/kg, có giá 16.240 đồng/kg.

Thép xây dựng tiếp tục đà giảm giá - Ảnh 8

Tương tự, thép Tung Ho giảm 250 đồng/kg đối với thép cuộn CB240, xuống còn 15.830 đồng/kg, và thép thanh vằn D10 CB300 giảm 200 đồng/kg có giá 16.090 đồng/kg.

Thép xây dựng tiếp tục đà giảm giá - Ảnh 9

Đối với thương hiệu thép Việt Mỹ tại miền Bắc, giá thép cuộn CB240 giảm 250 đồng/kg xuống mức 15.710 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng/kg, hiện có giá 16.160 đồng/kg.

Còn tại miền Trung, Việt Mỹ điều chỉnh giảm 300 đồng/kg đối với thép cuộn CB240 và giảm 150 đồng/kg với thép thanh vằn D10 CB300. Hiện mức giá lần lượt của hai sản phẩm này là 15.860 đồng/kg và 16.110 đồng/kg. 

Tương tự, tại miền Nam, Việt Mỹ cũng điều chỉnh giảm 250 đồng/kg đối với thép cuộn CB240 và giảm 100 đồng/kg với thép thanh vằn CB300. Mức giá của hai sản phẩm này hiện lần lượt là 15.710 đồng/kg và 15.960 đồng/kg.

Thép xây dựng tiếp tục đà giảm giá - Ảnh 10

Lý giải về nguyên nhân giảm giá thép, Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết trong tháng 5 và tháng 6, giá nguyên liệu đầu vào đồng loạt giảm so với tháng 3 do nhu cầu không mấy tích cực dù trong cao điểm mùa xây dựng. Bên cạnh đó, nguồn cung dồi dào, hàng tồn kho còn nhiều, xuất khẩu suy yếu cũng là nguyên nhân làm giá thép giảm.

Trong báo cáo phân tích mới nhất về ngành thép, SSI Research cho biết sau khi tăng 15% trong quý 1/2022 nhờ nhu cầu dồn nén, sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm trong nước trong tháng 4 và tháng 5 đã giảm khoảng 32% so với cùng kỳ.

SSI Research cho rằng nhu cầu yếu hơn đáng kể có thể là do sự kết hợp của ba yếu tố là giá thép cao, cùng với sự gia tăng của các chi phí vật liệu xây dựng khác khiến hoạt động xây dựng bị đình trệ.

Hơn nữa, lo ngại về việc giá thép tạo đỉnh khiến các nhà phân phối tạm dừng việc dự trữ hàng tồn kho. Các chính sách quản lý siết chặt hơn dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản cũng ảnh hưởng đến nhu cầu thép và giá thép.

Dự báo về diễn biến giá thép thời gian tới, Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng sẽ tiếp tục giảm, bởi từ tháng 7 đến tháng 9 là thời điểm mưa nhiều, ảnh hưởng đến tiến độ các công trình xây dựng. Nhu cầu thép xây dựng vốn đang ở mức thấp lại thêm tác động của thời tiết xấu sẽ tác động đến tình hình tiêu thụ thép trong quý 3/2022.

Trong báo cáo chiến lược 6 tháng cuối năm 2022 do SSI Research công bố đầu tháng 7 đã đưa ra nhận định, việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng và sự nóng lên của thị trường bất động sản nhà ở sẽ giúp sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam tăng 5% - 10% trong năm 2022 - 2023.

Tăng trưởng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng Việt Nam sẽ phục hồi trong năm 2022 – 2023. Nguồn: SSI Research.
Tăng trưởng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng Việt Nam
sẽ phục hồi trong năm 2022 – 2023. Nguồn: SSI Research.

Trong khi đó, giá bán thép xây dựng sẽ giảm dần về mức trung bình trong dài hạn, tuy nhiên triển vọng nhu cầu thép phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch và giá nguyên liệu đầu vào vẫn duy trì ở mức cao sẽ khiến quá trình giảm giá này kéo dài hơn dự kiến.

Dự báo, giá bán thép xây dựng trung bình năm 2022 – 2023 sẽ đạt lần lượt 16,1 triệu đồng/tấn và 14,5 triệu đồng/tấn (giảm 5% - 15% so với giá hiện tại)

“Giá thép giảm sẽ gây áp lực đáng kể lên biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm khi hàng tồn kho giá rẻ được tiêu thụ hết, đặc biệt đối với các công ty thương mại thép”, SSI Research nhận định.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate