March 07, 2022 | 14:58 GMT+7

Toạ đàm kinh tế: “Xung đột Nga – Ukraine: Giảm tác động và tìm kiếm cơ hội mới”

Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy

Nhằm phản ảnh đa chiều những tác động từ xung đột Nga - Ucraine tới kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức Tọa đàm “Xung đột Nga – Ukraine: Giảm tác động và tìm kiếm cơ hội mới...

Trước những diễn biến khó lường của cuộc xung đột Nga-Ukraina cũng như những nhận định và đánh giá ban đầu có phần tiêu cực về tác động đến nền kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam.

Nhằm phản ảnh đa chiều những tác động từ xung đột Nga - Ucraine tới kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức Tọa đàm “Xung đột Nga – Ukraine: Giảm tác động và tìm kiếm cơ hội mới.

Tọa đàm tập trung thảo luận các vấn đề chính sau:

- Thế giới đang phải gánh chịu những tác động và hệ lụy gì về kinh tế từ xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine. Những tác động trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ cuộc xung đột này đối với nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

- Các biện pháp trừng phạt sẽ ảnh hưởng ra sao đến vấn đề lạm phát, thị trường tài chính tiền tệ, phục hồi tăng trưởng kinh tế và chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu?

- Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn gì về hoạt động đầu tư, giao thương, xuất nhập khẩu với Nga và Ukraine khi các lệnh trừng phạt gây “gián đoạn” và “ngưng trệ” hoạt động vận tải, thanh toán. Các phát sinh trong tranh chấp thương mại có thể xảy ra?

- Kịch bản nào cho Việt Nam để ứng phó trước các tác động và tình huống phát sinh có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế?

- Nhận định và đánh giá về khả năng cơ hội mà Việt Nam có thể nắm bắt và tận dụng được về đầu tư và phát triển thương mại từ cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine, trên cơ sở thúc đẩy các Hiệp định FTA song phương và đa phương Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực.

- Các khuyến nghị chung về chính sách, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Tham gia tọa đàm có các diễn giả:

-TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, đồng thời điều hành tọa đàm;

- TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam;

- TS. Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực, Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội;

- Ths. Nguyễn Duy Ninh, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate