June 12, 2024 | 13:38 GMT+7

Tổng giám đốc VEAM bị khởi tố

Hà Anh -

Tổng CTCP Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - VEAM (mã VEA-UPCoM) công bố thông tin liên quan đến ông Phan Phạm Hà, Tổng giám đốc, bị khởi tố...

Ông Phan Phạm Hà (sinh năm 1975), có trình độ cử nhân kinh tế, được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc VEAM từ tháng 7/2020 và là người đại diện 504,94 triệu cổ phần sở hữu (38% vốn) tại VEAM của Bộ Công Thương.
Ông Phan Phạm Hà (sinh năm 1975), có trình độ cử nhân kinh tế, được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc VEAM từ tháng 7/2020 và là người đại diện 504,94 triệu cổ phần sở hữu (38% vốn) tại VEAM của Bộ Công Thương.

Cụ thể: ngày 10/6, Tổng công ty đã nhận được thông báo của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội về việc khởi tố bị can, lệnh tạm giam với ông Phan Phạm Hà - Tổng Giám đốc - về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Sai phạm cụ thể của ông Hà chưa được công bố.​

Cùng ngày, HĐQT VEAM đã thông qua quyết định bãi nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc đối với ông Hà đồng thời, miễn nhiễn chức vụ Kế toán trưởng đối với bà Nguyễn Thị Mai Hương do vi phạm quy định lao động của công ty.

Đồng thời bổ nhiệm ông Vũ Phong Hải (sinh năm 1982) - Phó Giám đốc Chi nhánh Nhà máy Ô tô VEAM giữ chức vụ Phụ trách kế toán VEAM, từ ngày 10/6.

Ông Phan Phạm Hà (sinh năm 1975), có trình độ cử nhân kinh tế, được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc VEAM từ tháng 7/2020 và là người đại diện 504,94 triệu cổ phần sở hữu (38% vốn) tại VEAM của Bộ Công Thương. Hiện ông Hà còn đang là Thành viên HĐQT VEAM (được bổ nhiệm ngày 24/6/2022).

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Mai Hương (sinh năm 1979), được bổ nhiệm vị trí Kế toán trưởng từ ngày 17/6/2022.

Trước đó, vào tháng 10/2023, cựu Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Giang và ông Hồ Mạnh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc VEAM cũng bị khởi tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Theo tài liệu điều tra, trong các năm 2005 và 2011, ông Nguyễn Thanh Giang đã chỉ đạo một số cán bộ dưới quyền, trong đó có ông Hồ Mạnh Tuấn lập các báo cáo, tờ trình mua 305 bộ khuôn dập cabin ô tô SV110, đến nay không có giá trị sử dụng, gây lãng phí số tiền gần 27 tỷ đồng.

Vào giữa năm 2022, hàng loạt lãnh đạo VEAM đã lĩnh án do sai phạm trong việc vay ngân hàng trái quy định, gây thiệt hại gần 183 tỷ đồng.

Hiện, hơn 1,3 tỷ cổ phiếu VEA trên sàn UPCoM đã vào diện cảnh báo trên UPCoM do báo cáo tài chính năm của công ty bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ 3 năm liên tiếp trở lên.

Được biết, sáng ngày 20/6 tới, doanh nghiệp sẽ tổ chức ĐHCĐ thường niên 2024. Bên cạnh việc thông qua các quyết định mới về nhân sự, công ty dự trình mục tiêu lãi sau thuế công ty mẹ đạt khoảng 5.490 tỷ đồng.

Theo tài liệu họp được công bố, VEA ghi nhận lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 6.780,8 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ (5.624 tỷ) và vượt 19% kế hoạch năm (5.694 tỷ đồng).

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate