August 04, 2021 | 15:02 GMT+7

Tough decisions needed on pandemic

Khánh Vy -

It must identify a way to control the disease that causes the least damage to society and businesses, and also needs a plan to prepare for living with the pandemic.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Tại Hội thảo trực tuyến “Những tác động của đại dịch Covid-19 tới nền kinh tế và lựa chọn cho Việt Nam” do Hiệp hội Quốc tế các nhà kinh tế Việt Nam (ISVE) tổ chức mới đây, các chuyên gia đều cho rằng Việt Nam phải lựa chọn cách kiểm soát dịch bệnh ít gây tổn thất nhất tới người dân và doanh nghiệp.

Giáo sư, Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, Đại học Paris Décartes cho biết đã có những dự đoán cho rằng đợt dịch Covid-19 thứ tư có thể quay trở lại Pháp vào tháng 8/2021 khi số người nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng cao trong bối cảnh tỷ lệ người dân đi du lịch gia tăng sau giai đoạn dài thực hiện giãn cách xã hội.

DỰ BÁO HAI KỊCH BẢN ỨNG XỬ

“Vẫn còn phải tiếp tục quan sát diễn biến dịch Covid-19 nhưng nhiều bằng chứng cho thấy dịch sẽ bùng phát theo từng đợt. Vấn đề cần quan sát hiện nay là cho dù số ca nhiễm tại Pháp, châu Âu và Mỹ… liên tục tăng cao, song các quốc gia đều nghiêng về kịch bản sống chung với Covid-19”, ông Tuấn nói.

Lý do, theo vị chuyên gia, là bởi có khoảng 80% số ca nhiễm virus tại Pháp không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Hơn nữa, trong các kịch bản dự báo về Covid-19 được đưa ra gần đây, giải pháp sống chung với dịch bệnh được các quốc gia phương Tây xem là giải pháp phù hợp với kịch bản được dự báo có nhiều khả năng xảy ra nhất.

Cụ thể, có hai kịch bản dự báo về diễn biến dịch Covid-19 được xây dựng. Trong đó, ở kịch bản thứ nhất, kịch bản ít xảy ra, thế giới sẽ liên tục phải chạy theo dịch bệnh do sự xuất hiện của những biến thể mới làm gia tăng số ca nhiễm và số ca tử vong. Nền kinh tế sẽ rơi vào tình cảnh kiệt quệ và áp lực đè nặng lên hệ thống y tế.

Ở kịch bản thứ hai, dịch bệnh mặc dù có nguy cơ bùng phát theo từng đợt nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhờ tốc độ tiêm chủng vaccine được đẩy nhanh giúp ngăn chặn tốc độ lây lan, phát sinh biến thể virus mới và đặc biệt là sự ra đời của các loại thuốc chữa Covid-19. “Trong đó, kịch bản thứ hai là kịch bản thực tế và có khả năng xảy ra hơn”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Tuy vậy, vị chuyên gia đến từ Đại học Paris Décartes cho rằng quá trình sống chung với Covid-19 ít nhất cũng phải mất vài năm, tương tự như đại dịch AIDS, dịch hạch… từng xảy ra trong quá khứ.

Song theo Giáo sư, Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, biện pháp “ứng xử” với Covid-19 sẽ khó khăn và phức tạp hơn so với các dịch bệnh khác, bởi dịch này lây nhiễm qua hô hấp và triệu chứng thường kéo dài từ 1-2 tuần. “Đáng lo ngại, cứ mỗi lần lây nhiễm, virus SARS-CoV-2 lại phân bào và tạo ra biến chủng. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc nghiên cứu vaccine và thuốc chữa trị”, ông Tuấn nói.

CÂN NHẮC NHIỀU YẾU TỐ

Về cách thức “ứng xử” với dịch bệnh của Việt Nam hiện nay, Giáo sư, Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn cho rằng để chung sống an toàn với đại dịch Covid-19 như quan điểm được đưa gần đây, Việt Nam cần có phương án chuẩn bị cho việc sống chung với dịch bệnh Covid-19 dựa trên bốn yếu tố. Đó là tỷ lệ ca nhiễm, tỷ lệ ca bệnh nặng, tỷ lệ tiêm vaccine và khả năng đáp ứng của ngành y tế.

 
“Giải pháp duy nhất của Việt Nam hiện nay vẫn phải là cách ly nhằm hạn chế sự lây lan cho đến khi nào có đủ nguồn vaccine cho toàn dân, toàn vùng hay theo từng địa phương”.
Ông Nguyễn Văn Phú.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Phú, Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), cho rằng sống chung với dịch hay tiếp tục dập dịch phải căn cứ trên năng lực của ngành y tế.

“Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường. Đó là lựa chọn giữa thiệt hại kinh tế hiện nay hay trong tương lai. Nếu hiện tại không dập dịch thì thiệt hại tương lai có thể sẽ rất lớn do số ca bệnh tăng nhanh, nguồn vaccine không đủ và hệ thống y tế bị quá tải do số lượng người bệnh lớn gấp nhiều lần so với thời điểm cách đây một năm”, ông Phú nhận định.

Trong khi đó, GS. Lê Văn Cường, nguyên Giám đốc Trung tâm kinh tế Sorbonne thuộc Đại học Paris 1, cho rằng cần phải lưu ý tỷ lệ ca nhiễm ở các nước châu Âu hiện nay. “Hơn 90% số người nhiễm virus là những người không tiêm vaccine”, ông Cường nói.

Vì thế, để sống chung với dịch Covid-19, Việt Nam phải thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng nhanh hơn nữa, bởi nếu không có rào chắn này chi phí chi trả y tế là rất lớn. “Thống kê của Pháp cho thấy chi phí điều trị Covid-19 tại bệnh viện là 2.000 EUR/ngày/người. Điều này tạo gánh nặng cho người dân và ngân sách. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế thực tế phải trừ đi những phí tổn này”, ông Cường khuyến nghị.

 
"Muốn sống chung với dịch Covid-19, điều kiện cần là Việt Nam phải đẩy nhanh tiêm chủng vaccine để đạt miễn dịch cộng đồng sớm nhất. Song để sống chung một cách phù hợp, phải phân chia chiến dịch sống chung thành hai giai đoạn, gồm: ngắn và dài hạn".
Giáo sư Trần Văn Thọ, Trường Đại học Waseda (Tokyo, Nhật Bản).

Đồng tình với những giải pháp phong toả và cách ly xã hội đang được Chính phủ thực hiện trong thời gian gần đây, bà Phạm Ngọc Thuý, Giảng viên một trường đại học tại Đức cho rằng cách thức thực hiện mới là vấn đề.

“Tỷ lệ người tử vong kể từ tháng 5/2021 tới nay là không cao nếu so với các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên, điều mà TP.HCM lo sợ hiện nay là cách thức triển khai cách ly xã hội. Đặc biệt việc tổ chức tại khu cách ly cần sớm được tháo gỡ”, bà Thuý nêu quan điểm.

Trong đó, giai đoạn ngắn hạn cần ưu tiên vào những lĩnh vực, ngành hàng sản xuất hàng thiết yếu, lương thực, thực phẩm… tránh làm đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất của doanh nghiệp. Cùng với đó là việc duy trì lực lượng lao động trong các ngành hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam nhằm bắt nhịp với đà phục hồi của các đối tác lớn như Mỹ, châu Âu…

“Về dài hạn, cần phải thay đổi tư duy kinh tế. Các quan hệ như tập trung và phân tán, đô thị và nông thôn, công nghiệp và nông nghiệp… sẽ chuyển theo hướng khác hoặc có điều chỉnh so với những gì đã thấy trong quá khứ. Trong đó, vấn đề đô thị hóa và phát triển nông thôn phải được đặt lại theo hướng mới do phải tránh tập trung vì phòng ngừa đại dịch”, ông Thọ khuyến nghị.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate