Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã có tờ trình Uỷ ban nhân dân TP.HCM để trình Hội đồng nhân dân Thành phố đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố và dự thảo nghị quyết ban hành mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn.
Theo nội dung tờ trình, thời gian thực hiện thu phí được áp dụng từ ngày 01/01/2024. Có 3 trường hợp sử dụng tạm thời lòng đường phải trả phí. Bao gồm: 1/ Tổ chức các hoạt đách tính phí theo tháng cụ thể như sau: ộng văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội) và điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa; 2/ Làm điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; 3/ Bố trí điểm trông giữ xe có thu tiền dịch vụ trông giữ xe.
Các trường hợp được phép sử dụng tạm thời vỉa hè phải trả phí, gồm 5 trường hợp. Đó là: 1/ Tổ chức các hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội) và điểm trông, giữ xe phục vụ các hoạt động văn hóa. 2/ Làm điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa. 3/ Làm điểm bố trí các công trình, tiện ích phục vụ giao thông công cộng có thu tiền người sử dụng và lắp đặt các công trình tạm trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông. 4/ Làm điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình. 5/ Bố trí điểm trông giữ xe có thu tiền dịch vụ trông giữ xe.
Mức thấp nhất cho hoạt động giữ xe là 50.000 đồng, cao nhất 350.000 đồng/m2/tháng tùy theo tuyến đường và khu vực. Các hoạt động khác áp dụng mức phí từ 20.000 - 100.000 đồng/m2/tháng.
Cách tính phí theo tháng cụ thể như sau: Dưới 15 ngày được tính nửa tháng, từ 15 ngày trở lên tính là một tháng. Dự kiến số tiền thu phí sẽ thu được là 1.552 tỷ đồng/năm; trong đó, số thu đối với lòng đường khoảng 550 tỷ đồng/năm, số thu đối với vỉa hè khoảng 972 tỷ đồng/năm. Toàn bộ số tiền phí thu được nộp vào ngân sách và được sử dụng có mục tiêu phục vụ hoạt động thu phí và công tác quản lý, bảo trì, khai thác lòng đường, vỉa hè.
Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải TP.HCM, hiện toàn thành phố có tổng cộng 4.869 tuyến đường có chiều rộng từ 5 ; trong đó 3.631 tuyến đường có chiều rộng dưới 7,5 m và 1.238 tuyến đường có chiều rộng lòng đường từ 7,5 m. Khoảng 2.600 tuyến không có vỉa hè, chiếm 54% tổng tuyến đường đô thị.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM đã ký ban hành Quyết định số 32/2023/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, vỉa hè; theo đó, từ ngày 01/9/2023 các cá nhân, tổ chức sử dụng tạm thời một phần lòng đường, vỉa hè phải nộp phí theo quy định.
Quyết định được ban hành trên cơ sở đề án “Thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP.HCM”, được đưa ra lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, gây sự chú ý, quan tâm cung những ý kiến trái chiều từ người dân Thành phố.
Quan điểm của Sở Giao thông vận tải TP.HCM là vỉa hè dù rộng hay hẹp vẫn phải ưu tiên dành cho người đi bộ 1,5 m và hai làn ô tô cho một chiều đi đối với lòng đường. Phần còn lại nếu đủ điều kiện mới tổ chức các hoạt động khác ngoài mục đích giao thông.