June 28, 2024 | 15:54 GMT+7

TP.HCM kiến nghị Chính phủ cơ chế thưởng phạt nhà thầu theo tiến độ

Thiên Ân -

Cơ chế thưởng hợp đồng tuy đã được pháp luật về xây dựng quy định, nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể; trong khi đó, việc phạt hợp đồng, phạt chậm tiến độ nhằm thúc đẩy tiến độ dự án đã và đang được áp dụng. Vậy nên, thưởng hợp đồng là cần thiết để tương xứng với phạt hợp đồng...

Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (Quận 7) là một trong 280 dự án đầu tư hạ tầng thi công chậm tiến độ. Ảnh: Bích Trần.
Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (Quận 7) là một trong 280 dự án đầu tư hạ tầng thi công chậm tiến độ. Ảnh: Bích Trần.

Ủy ban nhân dân TP.HCM vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị đề xuất triển khai cơ chế thưởng phạt hợp đồng đối với tất cả các dự án đang triển khai theo tinh thần Nghị định 15/2023/NĐ-CP ngày 25/4/2023 của Chính phủ.

Nghị định số 14/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/4/2023 quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội được quy định tại phụ lục I danh mục dự án được áp dụng quy định về thí điểm thưởng hợp đồng kèm theo nghị định. Ủy ban nhân dân TP.HCM cho rằng cơ chế thưởng hợp đồng là cần thiết để kết hợp với việc phạt hợp đồng, phạt chậm tiến độ nhằm thúc đẩy tiến độ thi công, giải ngân các dự án. 

Theo nghị định này, có 15 dự án được áp dụng quy định thưởng hợp đồng là các dự án do Bộ Giao thông vận tải và ủy ban nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm làm chủ đầu tư, gồm Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Tiền Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Nam Định, Hòa Bình, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Hà Nam, Bến Tre và Ninh Thuận.

Để được áp dụng quy định thưởng hợp đồng, dự án phải tuân thủ 4 nguyên tắc.

Một là, ông trình, hạng mục công trình phải được thực hiện theo đúng hợp đồng (về số lượng, khối lượng, chất lượng), đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và phải được nghiệm thu, bàn giao theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Hai là, việc thưởng hợp đồng phải bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng; phải được quy định rõ trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được thể hiện trong hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

Ba là, việc thưởng hợp đồng được áp dụng cho từng gói thầu cụ thể. Số tiền thưởng không vượt nguồn tiền thưởng quy định tại điều 4 của Nghị định 15/2023/NĐ-CP. Việc thưởng hợp đồng chỉ áp dụng đối với nhà thầu tuân thủ pháp luật trong thực hiện gói thầu và có nguồn tiền thưởng thực tế.

Bốn là, không áp dụng thưởng đối với các trường hợp xác định giá gói thầu, lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và ký kết hợp đồng không theo quy định pháp luật về xây dựng nhằm trục lợi tiền thưởng.

Ủy ban nhân dân TP.HCM cho rằng Nghị định 14/2023/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Thế nên, để tiếp tục khuyến khích các nhà thầu tích cực, chủ động tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp nhằm rút ngắn tiến độ thi công các dự án trọng điểm theo hợp đồng đã ký trên địa bàn thành phố, chính quyền thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho TP.HCM áp dụng Nghị định 15/2023/NĐ-CP đối với các dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố.

Cơ sở của kiến nghị cho phép áp dụng quy đinh thưởng hợp đồng này, theo Ủy ban nhân dân TP.HCM là dựa vào Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Theo Nghị quyết 98, TP.HCM được ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với thẩm quyền nhằm điều chỉnh, bổ sung các quy định phù hợp giải quyết những bất cập phát sinh trong thực tiễn quản lý, phát triển thành phố.

Theo Ủy ban nhân dân TP.HCM,cơ chế thưởng hợp đồng là cần thiết, kết hợp với việc phạt hợp đồng, phạt (nhà thầu) chậm tiến độ nhằm thúc đẩy tiến độ thi công, giải ngân các dự án trên đia bàn. 

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate