Peter Hawkings đã tiếp nối bước chân của các tên tuổi lớn trong ngành khi hàng loạt thông báo rời vị trí giám đốc sáng tạo đã liên tục tiếp diễn trong năm nay, từ Pierpaolo Piccioli, Matthew Williams đến Virginie Viard. Theo các báo cáo tài chính gần đây, Chanel đã có một năm 2023 đầy xuất sắc, với doanh thu tăng 16% và lợi nhuận hoạt động tăng 11%, đạt doanh thu kỷ lục 19,7 tỷ USD. Giám đốc tài chính của công ty, Philippe và CEO Leena Nair cho rằng công đầu thuộc về Giám đốc nghệ thuật Virginie Viard.
Bà Nair nói: “Trong nhiệm kỳ của bà Viard, hoạt động kinh doanh quần áo may sẵn đã tăng hơn gấp đôi, riêng điều nay đã tăng 23% so với năm ngoái”. Thế nhưng trên thực tế, dường như các thương hiệu đều đang cố gắng giảm tầm quan trọng của các nhà thiết kế ở một mức độ nào đó. Ví dụ như trường hợp của Nadège Vanhee-Cybulski từ Hermès, Brunello Cucinelli và Ralph Lauren, Moncler, Loro Piana hoặc The Row.
Tương tự, tại thương hiệu Celine, người điều hành không hài lòng với sự phụ thuộc hoàn toàn vào Hedi Slimane. Tại Margiela, John Galliano đã để lại dấu ấn cá nhân mạnh mẽ trong các buổi trình diễn Artisanal (thủ công nghệ thuật), còn các bộ sưu tập khác như quần áo may sẵn, nước hoa, kính mắt và dòng sản phẩm MM6 của thương hiệu lại không mang nhiều dấu ấn cá nhân của Galliano.
Vấn đề này có liên quan đến cách tiếp cận của ban điều hành và tư duy chung của những người đứng đầu: nếu các CEO đặt cược hoàn toàn vào những nhà thiết kế với niềm tin rằng tính cá nhân của họ sẽ không làm lu mờ hình ảnh của thương hiệu thì bản thân các nhà thiết kế phải có tài năng để chứng minh và có thể dễ dàng thay thế nếu họ quyết định rời đi trong tương lai.
Do đó mà chúng ta có thể thường xuyên thấy một nhà thiết kế mới gia nhập một thương hiệu, thành công và sau đó rời đi vì lý do này hay lý do khác, buộc thương hiệu phải trải qua quá trình đổi tốn kém và rủi ro hoặc bắt chước tính thẩm mỹ trong quá khứ, làm giảm sự kỳ vọng của khách hàng. Điều này vô tình đã nâng cao sự phụ thuộc vào các giám đốc sáng tạo, để rồi thương hiệu lại trở nên khó chống đỡ hơn khi giám đốc sáng tạo đó rời đi.
Các nhà quản lý hàng đầu của ngành giờ đây xem xét đầy đủ sự cân bằng giữa nhận diện thương hiệu và nhận diện nhà thiết kế: nhận diện thương hiệu có thể tồn tại hàng thế kỷ thì khái niệm nhận diện thương hiệu lại có thời gian tồn tại ngắn hơn nhiều. Bối cảnh thời trang xa xỉ liên tục thay đổi, với sự ra đi của các nhà thiết kế sáng lập, đã đặt ra một thách thức to lớn, đặc biệt là đối với các thương hiệu còn non trẻ.
Vấn đề này có thể được quy cho sự tương tác phức tạp của các yếu tố, chủ yếu trong số đó là khái niệm về di sản thương hiệu. Các nhà mốt lâu đời đã có lợi thế về thời gian, cho phép bản sắc của họ trưởng thành và vững chắc qua nhiều thập kỷ, thường tồn tại lâu hơn những người sáng lập của họ nhiều thế hệ, như trong trường hợp của Dior, Chanel và Louis Vuitton. Sự trường tồn này đã mang đến cho họ cơ hội phát triển một DNA thương hiệu vượt qua bất kỳ tầm nhìn sáng tạo đơn lẻ nào, cho phép chuyển đổi suôn sẻ hơn giữa các giám đốc nghệ thuật.
Chẳng hạn việc Chanel hiện cũng đang trong quá trình bổ nhiệm một người dẫn đầu sáng tạo mới sau khi chia tay Virginie Viard, có thể sẽ ít bị biến động hơn so với Tom Ford sau khi chia tay Peter Hawkings. Ngược lại, các thương hiệu trẻ hơn sẽ thấy bấp bênh. Với di sản vẫn còn tươi mới trong ký ức chung của người tiêu, những chủ sở hữu (mới) phải điều hướng sự cân bằng tinh tế giữa việc tôn vinh di sản của họ và mở ra một con đường sáng tạo phía trước.
Bối cảnh của từng doanh nghiệp làm phức tạp thêm vấn đề. Trong khi các thương hiệu xa xỉ Balenciaga và Fendi từ lâu đã được tích hợp vào các tập đoàn xa xỉ lớn với hệ thống chuyển đổi nhà thiết kế được vận hành trơn tru, các thương hiệu trẻ hơn thường trải qua những thay đổi lớn về mặt lãnh đạo dưới quyền sở hữu của công ty mới. Điều này có thể dẫn đến xung đột giữa kỳ vọng của người tiêu dùng và hiệu quả thương mại.
Ví dụ, Helmut Lang chưa bao giờ đạt đến đỉnh cao thành công dưới thời các chủ sở hữu khác nhau như khi ông Lang thiết kế. Jil Sander cũng phải trải qua nhiều lần lặp lại sáng tạo, trong quá trình chứng kiến Milan Vukmirovic, Raf Simons, Rodolfo Paglialunga, sự trở lại ngắn ngủi của người sáng lập Jil Sander và hiện tại là Lucie và Luke Meier.
Theo Fashion United, đối với Tom Ford, công ty chủ quản Estée Lauder đã phải trả giá đắt khi để doanh số suy giảm. Dưới sự chỉ đạo của ông Ford, mọi khía cạnh từ tiếp thị, thiết kế cửa hàng, chiến dịch quảng cáo, trình diễn thời trang và thiết kế các bộ sưu tập đều được mài giũa theo tầm nhìn của ông. Giờ đây, khi doanh số bán mỹ phẩm và nước hoa giảm, Estée Lauder sẽ cần một kế hoạch dự phòng nếu người kế nhiệm Peter Hawkings không thể duy trì quá trình chuyển đổi.
Mặt khác, thực tế cho thấy, thời trang cao cấp chủ yếu được sản xuất cho phụ nữ nhưng đa số vị trí quyền lực, được trả lương cao lại do nam giới nắm giữ. Phân tích của tờ Financial Times về các giám đốc sáng tạo và giám đốc điều hành (CEO) của 33 thương hiệu thời trang cao cấp cho thấy, tỷ lệ nữ giám đốc sáng tạo hiện thấp hơn so với 15 năm trước. Trong số 14 thương hiệu thuộc bộ phận Thời trang & Đồ da của LVMH, chỉ 3 thương hiệu có nữ giám đốc sáng tạo, gồm: Maria Grazia Chiuri của Dior, Camille Miceli của Pucci và Silvia Venturini Fendi của Fendi.
Tập đoàn thời trang Ý OTB, chủ sở hữu của 5 thương hiệu, chỉ có một nữ giám đốc sáng tạo là Lucie Meier, người chia sẻ vai trò với chồng tại nhà mốt Jil Sander. Prada hiện có Miuccia Prada, người đã từ chức CEO của tập đoàn và hiện giữ vai trò giám đốc sáng tạo. Trong khi đó, Burberry chưa từng có giám độc sáng tạo là nữ…
Karen Harvey, người sáng lập công ty tư vấn tuyển dụng Karen Harvey Associates, giải thích rằng tình trạng bất bình đẳng giới trong ngành thời trang dẫn đến việc ngày càng nhiều nam giới nắm giữ những vai trò chủ chốt. Việc thời trang cao cấp chuyển từ tập trung vào sản phẩm sang tiếp thị đã gây bất lợi cho phụ nữ vươn lên các vị trí lãnh đạo.
Ngành thời trang phụ thuộc rất nhiều vào mạng lưới mối quan hệ. Điều này tạo ra một vòng tròn do nam giới thống trị và do đó, càng hạn chế cơ hội cho phụ nữ. Để giải quyết vấn đề, nhà tư vấn tuyển dụng Karen Harvey đề xuất mở rộng nhóm ứng viên cho vị trí giám đốc sáng tạo ngoài các nhà thiết kế nam ở những vai trò có ảnh hưởng. Cô khuyến khích chủ sở hữu của các tập đoàn thời trang lớn như LVMH và Kering tích cực hỗ trợ các nhà thiết kế nữ, đảm bảo họ nhận được các nguồn lực cần thiết và được công nhận, từ đó mở rộng nguồn nhân lực cung ứng cho ngành.