Đã qua thời điểm ân hạn, Vinashin vẫn chưa thanh toán được đợt đầu tiên của khoản vay 600 triệu USD.
Hôm 20/12 vừa qua là ngày đáo hạn đợt thanh toán 60 triệu USD đầu tiên trong khoản vay nước ngoài trị giá 600 triệu USD của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Thời kỳ ân hạn của đợt thanh toán kết thúc 3 ngày sau đó, tức là vào ngày 23/12.
Đây là khoản vay mà Vinashin được một nhóm các nhà cho vay quốc tế cấp cho vào năm 2007.
Một nguồn tin từ chối công khai danh tính nói với Reuters, vào ngày 23/12, Vinashin đã viết thư thông báo cho các chủ nợ là đã chuyển tiền trả lãi, và số tiền này sẽ tới tài khoản ngân hàng của chủ nợ vào thứ Sáu (24/12). Nguồn tin cho rằng, số tiền lãi này vào khoảng 6,8 triệu USD.
Cũng theo tiết lộ của nguồn tin này, trong thư trên, Vinashin còn đề xuất tổ chức một cuộc họp với các chủ nợ vào tuần thứ hai của tháng 1/2011 tại Hà Nội nhằm bàn về các thủ tục và thời gian thanh toán khoản vay. Reuters cho biết, một quan chức của Vinashin khi được liên lạc đã từ chối bình luận về sự việc.
Hãng tin này cho biết, vụ việc Vinashin đã gây chú ý lớn trong giới đầu tư và phân tích quốc tế thời gian gần đây, và được xem là một “thước đo” về mức độ hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam đối với các doanh nghiệp nhà nước. Vinashin đã phải đối mặt với tin đồn phá sản khi mang khoản nợ trị giá 4,4 tỷ USD, theo số liệu mà Chính phủ Việt Nam công bố mới đây.
Reuters nhận định, quan điểm của Chính phủ Việt Nam trong vụ Vinashin khiến giới phân tích phải đánh giá lại khả năng Chính phủ ra tay giải cứu các doanh nghiệp quốc doanh cũng như tác động của tình trạng nợ nần trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước đối với các ngân hàng thương mại của Việt Nam.
Trong vòng một tuần trở lại đây, hai hãng định mức tín nhiệm quốc tế hàng đầu là Moody’s và Standard & Poor’s đã lần lượt cắt giảm điểm tín nhiệm nợ công của Việt Nam. Cũng trong tuần này, chi phí bảo hiểm rủi ro vỡ nợ (CDS) cho trái phiếu Chính phủ Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất trong 18 tháng, do giới đầu tư quốc tế lo ngại về nguy cơ vỡ nợ của Vinashin.
Tuy nhiên, nhận định trên Reuters, ông Kevin Grice, chuyên gia kinh tế cao cấp của công ty Capital Economics có trụ sở tại London, cho rằng, xét trong trung và dài hạn, vụ việc Vinashin có thể mang tính tích cực, vì sẽ thúc đẩy công tác cải thiện quản trị doanh nghiệp trong khu vực kinh tế nhà nước của Việt Nam, đồng thời giúp những nhà đầu tư tiềm năng hiểu rõ là sẽ không có sự bảo lãnh tự động từ phía Chính phủ Việt Nam cho tiền đầu tư của họ.
Hôm 20/12 vừa qua là ngày đáo hạn đợt thanh toán 60 triệu USD đầu tiên trong khoản vay nước ngoài trị giá 600 triệu USD của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Thời kỳ ân hạn của đợt thanh toán kết thúc 3 ngày sau đó, tức là vào ngày 23/12.
Đây là khoản vay mà Vinashin được một nhóm các nhà cho vay quốc tế cấp cho vào năm 2007.
Một nguồn tin từ chối công khai danh tính nói với Reuters, vào ngày 23/12, Vinashin đã viết thư thông báo cho các chủ nợ là đã chuyển tiền trả lãi, và số tiền này sẽ tới tài khoản ngân hàng của chủ nợ vào thứ Sáu (24/12). Nguồn tin cho rằng, số tiền lãi này vào khoảng 6,8 triệu USD.
Cũng theo tiết lộ của nguồn tin này, trong thư trên, Vinashin còn đề xuất tổ chức một cuộc họp với các chủ nợ vào tuần thứ hai của tháng 1/2011 tại Hà Nội nhằm bàn về các thủ tục và thời gian thanh toán khoản vay. Reuters cho biết, một quan chức của Vinashin khi được liên lạc đã từ chối bình luận về sự việc.
Hãng tin này cho biết, vụ việc Vinashin đã gây chú ý lớn trong giới đầu tư và phân tích quốc tế thời gian gần đây, và được xem là một “thước đo” về mức độ hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam đối với các doanh nghiệp nhà nước. Vinashin đã phải đối mặt với tin đồn phá sản khi mang khoản nợ trị giá 4,4 tỷ USD, theo số liệu mà Chính phủ Việt Nam công bố mới đây.
Reuters nhận định, quan điểm của Chính phủ Việt Nam trong vụ Vinashin khiến giới phân tích phải đánh giá lại khả năng Chính phủ ra tay giải cứu các doanh nghiệp quốc doanh cũng như tác động của tình trạng nợ nần trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước đối với các ngân hàng thương mại của Việt Nam.
Trong vòng một tuần trở lại đây, hai hãng định mức tín nhiệm quốc tế hàng đầu là Moody’s và Standard & Poor’s đã lần lượt cắt giảm điểm tín nhiệm nợ công của Việt Nam. Cũng trong tuần này, chi phí bảo hiểm rủi ro vỡ nợ (CDS) cho trái phiếu Chính phủ Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất trong 18 tháng, do giới đầu tư quốc tế lo ngại về nguy cơ vỡ nợ của Vinashin.
Tuy nhiên, nhận định trên Reuters, ông Kevin Grice, chuyên gia kinh tế cao cấp của công ty Capital Economics có trụ sở tại London, cho rằng, xét trong trung và dài hạn, vụ việc Vinashin có thể mang tính tích cực, vì sẽ thúc đẩy công tác cải thiện quản trị doanh nghiệp trong khu vực kinh tế nhà nước của Việt Nam, đồng thời giúp những nhà đầu tư tiềm năng hiểu rõ là sẽ không có sự bảo lãnh tự động từ phía Chính phủ Việt Nam cho tiền đầu tư của họ.