July 18, 2021 | 13:01 GMT+7

Xu thế dòng tiền: Phục hồi để... giảm tiếp?

Nguyễn Hoàng -

Thị trường tiếp tục biến động rất mạnh với phiên giảm 3,8% ngay đầu tuần, nhưng hai phiên cuối tuần đã cân bằng hơn. Các chuyên gia đều thống nhất thị trường có thể phục hồi trở lại, nhưng để ngỏ kịch bản thực sự tạo đáy, hay phục hồi xen kẽ trước khi giảm sâu hơn...

Diễn biến VN-Index trên biểu đồ tuần.
Diễn biến VN-Index trên biểu đồ tuần.

Thị trường tiếp tục biến động rất mạnh với phiên giảm 3,8% ngay đầu tuần, nhưng hai phiên cuối tuần đã cân bằng hơn. Các chuyên gia đều thống nhất thị trường có thể phục hồi trở lại, nhưng để ngỏ kịch bản thực sự tạo đáy, hay phục hồi xen kẽ trước khi giảm sâu hơn.

Có nhiều yếu tố được nêu ra hỗ trợ cơ hội phục hồi của thị trường. Đó là kết quả kinh doanh chính thức chuẩn bị được công bố; mức điều chỉnh nhỏ ở VN-Index nhưng khá lớn, thậm chí rất lớn ở nhiều cổ phiếu; kỳ vọng về lịch sử lặp lại khi thực hiện dãn cách xã hội vì Covid...

Quan điểm chung của các chuyên gia là nhà đầu tư tùy khẩu vị rủi ro mà có thể thực hiện bắt đáy hay không. Tuy nhiên nên phân biệt rõ mục đích ngắn hạn hay đầu tư dài hạn. Cơ hội đầu tư dài hạn là có khi kết quả kinh doanh quý 2 sắp công bố sẽ làm giảm mức định giá cơ bản của cổ phiếu xuống. Thậm chí nếu đầu tư dài hạn và chọn được cổ phiếu chất lượng cao thì giá càng giảm càng mua thêm. Ngược lại, nếu đã xác định đầu cơ ngắn hạn thì nhà đầu tư nên kiên quyết xử lý nếu như thị trường diễn biến không như kỳ vọng.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Thị trường tuần qua tiếp tục có những phiên điều chỉnh cực mạnh. Ngưỡng 1300 điểm bị xuyên thủng nhưng 1.200 điểm cũng chưa tới. Đây là các mốc anh chị dự kiến trong kịch bản xấu tuần trước. Vậy mức điều chỉnh ngắn hạn như vậy đã đủ chưa, liệu VN-Index đã chạm đáy?

 
Xu thế dòng tiền: Phục hồi để... giảm tiếp? - Ảnh 1

Sóng điều chỉnh vẫn như bao lần khác sẽ có nhịp hồi và điều chỉnh thêm. Bây giờ là thời điểm hạn chế giao dịch nếu tốt hơn là đang giữ tỷ trọng cổ phiếu thấp và cố gắng tìm kiếm ra các cơ hội đầu tư triển vọng khi thị trường giảm về điểm cân bằng sắp tới.

Ông Lê Đức Khánh

Ông Trần Đức AnhGiám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS

Tôi kỳ vọng tình hình thị trường sẽ khởi sắc hơn trong tuần tới với kịch bản việc giãn cách xã hội tại TP Hồ Chí Minh theo chỉ thị 16 trong giai đoạn vừa qua sẽ khiến số ca nhiễm mới trên thành phố giảm mạnh. Cung cầu trên thị trường trong các phiên cuối tuần cũng đã cho thấy tín hiệu cân bằng sau nhịp điều chỉnh mạnh, áp lực bán suy yếu dù lực cầu bắt đáy cũng không thực sự mạnh, kéo theo đó là sự sụt giảm của thanh khoản và các nhóm cổ phiếu biến động trong biên độ hẹp.

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

Theo tôi mốc 1.200 là mốc mà kịch bản xấu hơn xảy ra, còn hiện tại thị trường chạm ngưỡng hỗ trợ mạnh quanh 1.270 rồi bật nảy, tuy thị trường mới giảm 10% nhưng nhiều cổ phiếu đã điều chỉnh mạnh trên 20% và thâm chí có cổ phiếu chỉnh 40%.

Nên đến tầm này thị trường dừng lại nhịp rơi bật lại là khá hợp lý. Thị trường có khả năng tạo đáy khi thông tin dịch bệnh xấu tiếp tục diễn biến nhưng thị trường không bị ảnh hưởng nữa cũng như rất nhiều doanh nghiệp sẽ ra báo cáo vào nửa cuối tháng 7.

Ông Ngô Quốc Hưng - Chuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS

Chỉ số VN-Index đã giảm sang tuần thứ 2 liên tiếp với mức giảm gần 11% kể từ đỉnh, đây cũng là đợt điều chỉnh lần thứ 3 trong 15 tháng vừa qua, mức điều chỉnh ở các lần trước lần lượt 17% và 13%.

Tôi cho rằng trong 1-2 tháng tới, thị trường có thể vẫn trong nhịp điều chỉnh, tuy nhiên trong ngắn hạn thị trường có thể có nhịp hồi kỹ thuật. Thị trường 2 phiên cuối tuần đã ổn định trở lại, biến động hẹp dần sau chuỗi giảm mạnh trong khi thanh khoản thị trường cũng ở mức rất thấp có thể là tín hiệu của việc hình thành vùng tích lũy hoặc bắt đầu 1 nhịp hồi ngắn.

Ông Lê Đức KhánhGiám đốc phân tích Chứng khoán VPS

Chỉ cần nhìn những phiên giảm điểm với khối lượng giao dịch lớn, nhất là trong giai đoạn này, đã có thể dự đoán được xu thế điều chỉnh của thị trường sẽ có thể kéo dài. Theo tôi các phiên hồi phục thanh khoản thấp cũng nằm trong kịch bản sóng hồi quay trở lại khu vực 1.300 – 1.320 điểm trước khi mà đảo chiều giảm tiếp ở tuần tới.

Chúng ta cần hết sức thận trọng với khả năng VN-Index có thể điều chỉnh về khu vực 1.200 – 1.220 điểm trong tuần tới. Còn kịch bản khá thấp được nhiều kỳ vọng là VN-Index đừng nên mất ngưỡng hỗ trợ 1.275 - 1280 điểm để tạo đáy.

Ông Đào Tuấn Trung - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phân tích Chứng khoán VietinBank

Sau nhịp điều chỉnh vừa qua, có 1 số yếu tố các nhà đầu tư cần lưu ý từ yếu tố vĩ mô toàn thị trường, yếu tố cơ bản và định giá doanh nghiệp, yếu tố dòng tiền và phân tích kĩ thuật… trong đó có yếu tố về mức P/E của toàn thị trường chung đã về mức 17.x – khác biệt khá xa so với mức P/E cao của thị trường tại các vùng đỉnh năm 2007, 2018. Chỉ số này dự kiến sẽ còn thấp hơn nữa khi số liệu chính thức về lợi nhuận quý 2 toàn thị trường được công bố trong tuần tới và mức này thậm chí có thể thấp hơn mức trung bình P/E toàn thị trường trong quãng thời gian qua.

Mặc dù mức P/E có thể là con số thống kê không phải con số trọng yếu nhất trong việc thị trường tăng hay giảm giá nhưng cũng là con số đáng để nhà đầu tư tham khảo khi so sánh với các thời điểm đỉnh trước đó để nhà đầu tư cân nhắc. Trong ngắn hạn khi đã giảm gấp gáp khoảng 150 điểm từ đỉnh trong 1 tuần trước đó, thị trường tuần qua đã cho thấy 1 số yếu tố ổn định và có dòng tiền tham dự trở lại với nhiều kỳ vọng tích cực. Nhiều khả năng tuần tới các doanh nghiệp có lợi nhuận cực tốt và tiềm năng tăng trưởng lớn trước mắt sẽ vẫn có thể tăng giá và đóng góp tích cực cho thị trường và thu hút khá nhiều dòng tiền trở lại.

 
Xu thế dòng tiền: Phục hồi để... giảm tiếp? - Ảnh 3

Tôi cho rằng trong 1-2 tháng tới, thị trường có thể vẫn trong nhịp điều chỉnh, tuy nhiên trong ngắn hạn thị trường có thể có nhịp hồi kỹ thuật. Thị trường 2 phiên cuối tuần đã ổn định trở lại, biến động hẹp dần sau chuỗi giảm mạnh trong khi thanh khoản thị trường cũng ở mức rất thấp có thể là tín hiệu của việc hình thành vùng tích lũy hoặc bắt đầu 1 nhịp hồi ngắn.

Ông Ngô Quốc Hưng

Nguyễn HoàngVnEconomy

Nhịp điều chỉnh này VN-Index giảm trên dưới 10% và nhiều cổ phiếu giảm mạnh hơn. Bắt đầu có hoạt động bắt đáy và thị trường 2 phiên cuối tuần cũng ổn định trở lại. Theo anh chị có nên bắt đáy không, nhất là với những cổ phiếu còn chưa công bố báo cáo lợi nhuận quý 2/2021?

Ông Ngô Quốc Hưng - Chuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS

Trong khi chỉ số VN-Index giảm gần 11% kể từ đỉnh thì nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm bình quân khoảng 15%, nếu dùng margin mức giảm sẽ lớn hơn. Do vậy đã bắt đầu có hoạt động bắt đáy, thanh khoản ở các phiên tăng thường thấp và ở các phiên giảm thì cao hơn. Theo tôi nhà đầu tư có thể bắt đáy với tỷ trọng thấp đối với các cổ phiếu còn chưa công bố báo cáo lợi nhuận quý 2/2021 và có dấu hiệu tạo đáy trước hoặc cùng thị trường.

Ông Lê Đức KhánhGiám đốc phân tích Chứng khoán VPS

Tôi không nghĩ là nên bắt đáy sớm và việc bắt đáy nên dành cho các nhà đầu tư có kinh nghiệm, các trader có khả năng giao dịch ngắn hạn và chọn lựa cổ phiếu phục hồi ở sóng hồi phục sau 1 đợt giảm mạnh.

Sóng điều chỉnh vẫn như bao lần khác sẽ có nhịp hồi và điều chỉnh thêm. Bây giờ là thời điểm hạn chế giao dịch nếu tốt hơn là đang giữ tỷ trọng cổ phiếu thấp và cố gắng tìm kiếm ra các cơ hội đầu tư triển vọng khi thị trường giảm về điểm cân bằng sắp tới.

Ông Đào Tuấn Trung - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phân tích Chứng khoán VietinBank

Như chia sẻ ở trên thị trường tăng giảm chịu tác động bởi nhiều yếu tố về vĩ mô, cơ bản và định giá doanh nghiệp, yếu tố dòng tiền, yếu tố định giá chung P/E toàn thị trường trường... Nhà đầu tư nên cân nhắc tổng quan các yếu tố chứ ko nên chỉ sử dụng 1 yếu tố về phân tích kĩ thuật để đưa ra nhận định về xu hướng giảm của thị trường.

Do đa phần nhà đầu tư các nhân sử dụng và chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố phân tích kĩ thuật mà yếu tố đó cũng mang tính thống kê xác suất cũng như chịu ảnh hưởng lớn từ nhận định chủ quan của người sử dụng công cụ nên cần cân nhắc.

Với việc các doanh nghiệp sẽ lần lượt công bố báo cáo tài chính quý 2 và tiềm năng tăng trưởng tiếp theo trong tuần tới, nhà đầu tư nên tập trung thêm vào yếu tố lợi nhuận và tiềm năng tăng trường của doanh nghiệp để đưa ra quyết định mua bán. Sau cú giảm mạnh vừa qua nhiều doanh nghiệp sẽ có đà tăng trở lại khi lợi nhuận quý 2 và đà tăng trưởng tiềm năng sau đó được công bố, từ đó có thể sẽ góp phần hỗ trợ tích cực tới thị trường trong tuần tới.

Do vậy, nhà đầu tư đang nắm giữ nắm giữ các doanh nghiệp tiềm năng cực tốt này có thể tin tưởng đầu tư phù hợp với khung thời gian nắm giữ theo dự kiến ban đầu là dài hạn, trung hạn hay lướt đầu cơ của chính nhà đầu tư.

 
Xu thế dòng tiền: Phục hồi để... giảm tiếp? - Ảnh 4

Với việc thị trường đã cho các tín hiệu giao dịch ổn định trở lại sau nhịp giảm sâu, nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động bắt đáy, tập trung ở nhóm cổ phiếu tăng trưởng chuẩn bị ra báo cáo lợi nhuận quý 2.

Ông Trần Đức Anh

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

Tôi cho rằng bắt đáy luôn là hoạt động khá khó, cần nhiều kinh nghiệm và ít nhà đầu tư thực hiện tốt được nên nếu thị trường còn diễn biến tốt thì nhà đầu tư nên đợi chờ thêm mua ở những thời điểm an toàn hơn.

Ông Trần Đức AnhGiám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS

Với việc thị trường đã cho các tín hiệu giao dịch ổn định trở lại sau nhịp giảm sâu, nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động bắt đáy, tập trung ở nhóm cổ phiếu tăng trưởng chuẩn bị ra báo cáo lợi nhuận quý 2.

Dù vậy, việc quản trị rủi ro vẫn nên được ưu tiên, nhà đầu tư nên phân bổ tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt hợp lý tuỳ theo khẩu vị rủi ro, tránh việc “all-in” hay “full margin” vì có thể đặt bản thân vào vị thế bị động nếu tình hình Covid-19 chuyển biến xấu.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Diễn biến dịch bệnh đang ngày càng căng thẳng hơn trong khi thị trường gần như không còn thông tin hỗ trợ nào trong 1-2 tháng tới sau khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 kết thúc. Đó là lý do khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về một nhịp điều chỉnh lớn. Tuần trước chúng ta cũng đã bàn về kịch bản này. Với các diễn biến mới, đặc biệt là tình hình dịch bệnh tại TP.HCM, anh chị có thay đổi quan điểm hay không, khi mốc 1300 đã mất và ngưỡng 1200 điểm cũng gần kề?

Ông Lê Đức KhánhGiám đốc phân tích Chứng khoán VPS

Chúng ta cũng nên tính đến khả năng VN-Index điều chỉnh tiếp về mốc 1.200 điểm hoặc giảm sâu hơn. Kết quả kinh doanh quý 2 cũng sẽ chỉ gợi mở cho chúng ta thấy những doanh nghiệp, cổ phiếu nào đang ăn nên làm ra ngay trong tình hình dịch bệnh phức tạp.

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

Theo tôi nhớ ngày 31/3/2020 chúng ta cách ly toàn xã hội vào ngày 1/4/2020 và ngày 31/3/2020 cũng là ngày thị trường tạo đáy sau đó thị trường bật lên rất tốt và sóng kéo dài đến tận bây giờ (đó cũng là thời điểm bắt đầu ra báo cáo tài chính quý 1/2020). Hiện tại đã có chỉ thị giãn cách 19 tỉnh thành phía nam mà cũng trùng hợp là thị trường đã chỉnh một nhịp khá tốt và đây cũng là thời điểm ra báo cáo tài chính quý 2/2021. Câu hỏi ở đây là liệu thị trường có lặp lại lịch sử? Còn theo tôi khả năng xảy ra là khá lớn.

Ông Trần Đức AnhGiám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS

Xét về mặt cơ bản thì việc thị trường còn có nhịp điều chỉnh sâu nào nữa hay không phụ thuộc hoàn toàn vào diễn biến dịch Covid-19, khả năng kiểm soát dịch trên phạm vi cả nước, thời điểm TP Hồ Chí Minh có thể khôi phục lại các hoạt động kinh tế, hay nhìn xa hơn là tốc độ triển khai chương trình tiêm vaccine.

Trong kịch bản tích cực, dịch bệnh sớm được kiểm soát và các điều kiện thị trường không thay đổi, vùng giá hiện tại được đánh giá là hấp dẫn để mua và nắm giữ trong trung hạn.

 
Xu thế dòng tiền: Phục hồi để... giảm tiếp? - Ảnh 5

Tuy thị trường mới giảm 10% nhưng nhiều cổ phiếu đã điều chỉnh mạnh trên 20% và thâm chí có cổ phiếu chỉnh 40%. Nên đến tầm này thị trường bật lại là khá hợp lý. Thị trường có khả năng tạo đáy khi thông tin dịch bệnh xấu tiếp tục diễn biến nhưng thị trường không bị ảnh hưởng nữa.

Ông Nguyễn Việt Quang

Ông Ngô Quốc Hưng - Chuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS

Chỉ số VN-Index vẫn đang trong xu hướng tăng kể từ mức đáy Covid (cuối tháng 3 năm ngoái), nhịp điều chỉnh vừa qua là hoàn toàn bình thường và có thể đưa chỉ số này retest đường xu hướng này ở vùng 1.200 -1.210 điểm một lần nữa.

Hiện tại, chỉ số VN-Index đang bị kẹp giữa 2 đường trung bình là MA100 và MA50. Ngưỡng hỗ trợ MA100 đang phát huy tác dụng khi 4 phiên liên tiếp trong tuần vừa qua, thị trường đều bật tăng trở lại khi “retest” ngưỡng hỗ trợ này. Trong kịch bản tích cực, thị trường cần lấy lại ngưỡng MA50, trong kịch bản cơ sở thị trường có thể tích lũy hoặc dao động trong vùng trading được tạo bởi 2 đường này, kịch bản thận trọng nếu ngưỡng MA100 bị xuyên thủng thì xác suất cao sẽ quay lại vùng 1.200 – 1.210 điểm.

Ông Đào Tuấn Trung - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phân tích Chứng khoán VietinBank

Tôi cho rằng nhà đầu tư nên tập trung thêm vào yếu tố lợi nhuận và tiềm năng tăng trường của doanh nghiệp để đưa ra quyết định mua bán chứ không chỉ đơn thuần sử dụng đơn lẻ yếu tố như phân tích kĩ thuật mang tính tính xác suất thống kê nêu trên để đưa ra quyết định.

Sau cú giảm mạnh vừa qua nhiều doanh nghiệp tốt sẽ có đà tăng trở lại khi lợi nhuận quý 2 và đà tăng trưởng tiềm năng sau đó được công bố, thậm chí trong cả điều kiện thị trường giảm mạnh vẫn có trường hợp doanh nghiệp tốt và cực tốt tăng giá đi ngược với xu thế chung. Do đó, nhà đầu tư vẫn có thể tích cực phân tích doanh nghiệp để tìm kiếm được cơ hội tốt trong các điều kiện thị trường. Ngoài ra, việc bán hay mua mới cổ phiếu thêm cho danh mục cần được cân nhắc kỹ thêm yếu tố tỷ trọng quản lý danh mục hiện tại và khung thời gian dự kiến đầu tư để tiến hành mua bán.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Hoạt động bắt đáy sớm tuần có hiệu quả không cao, rất ít cổ phiếu đem lại lợi nhuận kể cả khi mua được giá thấp. Theo anh chị nhà đầu tư bắt đáy nên hành động thế nào?

 
Xu thế dòng tiền: Phục hồi để... giảm tiếp? - Ảnh 6

Trong ngắn hạn khi đã giảm gấp gáp khoảng 150 điểm từ đỉnh trong 1 tuần trước đó, thị trường tuần qua đã cho thấy 1 số yếu tố ổn định và có dòng tiền tham dự trở lại với nhiều kỳ vọng tích cực. Nhiều khả năng tuần tới các doanh nghiệp có lợi nhuận cực tốt và tiềm năng tăng trưởng lớn trước mắt sẽ vẫn có thể tăng giá và đóng góp tích cực cho thị trường và thu hút khá nhiều dòng tiền trở lại.

Ông Đào Tuấn Trung

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

Thị trường tạo đáy là một quá trình không phải chỉ diễn ra ở 1 phiên. Thường thị trường sẽ tạo 2 đáy nên ai mua sớm ở đáy thứ nhất thường sẽ bị lỗ trạng thái. Theo tôi, nhà đầu tư bắt đáy nên đưa ra các kịch bản khi cổ phiếu không theo ý mình (khi chạm mức nào nên bán).

Ông Ngô Quốc Hưng - Chuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS

Trong kịch bản tích cực, thị trường có khả năng hồi kỹ thuật, do vậy việc bắt đáy chỉ nên thực hiện với tỷ trọng thấp, nếu cổ phiếu về tài khoản không đúng như kịch bản kỳ vọng thì nên cắt lỗ ngay, không nên dùng margin hoặc bình quân giá. Nhìn chung, với hoạt động bắt đáy nên chấp nhận một khoản lỗ nhỏ nếu diễn biến thị trường không theo kỳ vọng.

Ông Lê Đức KhánhGiám đốc phân tích Chứng khoán VPS

Chắc cũng cần nói thêm là nhà đầu tư bắt đáy với danh mục còn nhiều cổ phiếu không, hay mục đích mua lướt sóng nếu không lãi sẽ bán ngay ra. Nếu đã xác định mua thử bắt đáy thì cổ phiếu về sẽ căn bán ra. Còn nếu mua để để dài thì không quá thành vấn đề - tỷ trọng mua nhỏ không ảnh hưởng gì thậm chí có thể mua thêm khi thị trường điều chỉnh thêm trong tuần tới.

Ông Đào Tuấn Trung - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phân tích Chứng khoán VietinBank

Một vài doanh nghiệp đã công bố sớm kết quả kinh doanh quý 2 trong tuần vừa qua. Nhà đầu tư đã tiến hành bắt đáy có thể xem đây là một chỉ báo sớm về triển vọng của các nhóm ngành và tiến hành cơ cấu danh mục.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate