Hiện tượng “vỡ bong bóng” cổ phiếu đầu cơ, nhất là với các mã bất động sản tuần qua được các chuyên gia nhìn nhận là bình thường. Tuy vậy ảnh hưởng lan tỏa có khả năng “lây” sang các blue-chips, khi nhà đầu tư dùng margin bị kẹt thanh khoản buộc phải bán để cân bằng vị thế vay.
Các chuyên gia đánh giá cú sụp đổ quá chóng vánh và bất ngờ ở nhiều cổ phiếu đầu cơ thu hút dòng tiền mạnh thời gian qua đang phần nào khiến dòng tiền mắc kẹt. Rất nhiều cổ phiếu đầu cơ giảm sàn liên tục nhưng thanh khoản quá thấp, cho thấy dòng tiền chưa thoát ra dễ dàng. Trong khi đó nhà đầu tư có thể có nhiều cổ phiếu blue-chips khác trong danh mục, từ đó tạo áp lực phải bán giải chấp các mã có thanh khoản để giảm sức nặng của đòn bẩy.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đánh giá áp lực này chỉ mang tính ngắn hạn. Mặt khác, kết quả kinh doanh quý 4 sắp tới sẽ giúp nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn tới các cổ phiếu cơ bản tốt đang tích lũy và chưa tăng thời gian qua. Nhóm cổ phiếu ngân hàng tuần qua có thanh khoản gia tăng tốt là một tín hiệu.
Về làn sóng đầu cơ đang diễn ra, các chuyên gia khá thống nhất khi cho rằng khả năng cao làn sóng này sẽ hạ nhiệt, dù chưa hẳn là kết thúc. Dòng tiền mới vẫn tỏ ra ưa thích chiến lược kiếm lời nhanh và hàng tháng vẫn có nhiều tài khoản mới mở. Tuy nhiên việc “vỡ bong bóng” này sẽ giúp cảnh tỉnh nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn tới yếu tố cơ bản, cũng như có chiến lược đầu cơ phù hợp. Điều này sẽ giúp các con sóng đầu cơ khác tới đây bớt nóng hơn.
Đánh giá cơ hội thời điểm cuối năm âm lịch, các chuyên gia không cho rằng dòng tiền sẽ nghỉ tết sớm. Không có quy luật rõ ràng nào về “dòng tiền nghỉ Tết”, thậm chí ra tết thị trường thường có xu hướng tăng tốt. Mùa kết quả kinh doanh quý 4/2021 trùng với thời gian nghỉ kéo dài, do đó nhà đầu tư vẫn có cơ hội chọn lọc và tích lũy cổ phiếu tốt.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Thị trường tuần qua đột ngột chao đảo mạnh khi nhóm cổ phiếu bất động sản đầu cơ “vỡ bong bóng”. Tại sao ảnh hưởng của riêng làn sóng đầu cơ này lại khiến cả blue-chips cũng điều chỉnh mạnh như vậy trong 2 phiên đầu tuần, thậm chí khiến VN-Index lại mất ngưỡng 1500 điểm?
Dòng tiền đổ vào mua nắm giữ ở nhóm vừa và nhỏ chiếm tới 50-70% thanh khoản VN-Index suốt 6 tháng qua. Khi 3 phiên liên tục nhóm đầu cơ và bất động sản bị bán sàn với khối lượng khớp lệnh cực kỳ thấp, nhà đầu tư không thể kịp thời thoát hàng ở nhóm cổ phiếu này sẽ phải bán đi các cổ phiếu còn lại có trong danh mục để bảo đảm tỉ lệ an toàn cho tài khoản.
Ông Lê Minh Nguyên
Ông Ngô Quốc Hưng - Chuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS
Theo tôi, nguyên nhân chủ yếu là mức tăng ở nhóm blue-chips rất mỏng hoặc chủ yếu là đang đi ngang tích lũy khá nhiều. Bên cạnh đó sự dịch chuyển của dòng tiền sang nhóm này cũng yếu, tỷ trọng thanh khoản ở nhóm VN30 trong 2 phiên đầu tuần chỉ đạt mức 20 – 22% trong thanh khoản của VN-Index là mức rất thấp.
Ngoài ra, việc các cổ phiếu đầu cơ nằm sàn, không thoát ra được cũng gây áp lực lên các nhóm cổ phiếu có thanh khoản tốt như nhóm blue-chips nhằm giảm sức căng đòn bẩy của danh mục.
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Theo tôi thì giai đoạn vừa rồi sóng đầu cơ và bất động sản có nhịp tăng mạnh và tập trung khá lớn dòng tiền của thị trường đổ vào. Khi các nhóm này xảy ra vấn đề dư bán sàn hàng loạt thì việc giải chấp hoặc bán chủ động sẽ là ở các mã khác trong danh mục. Chính điều này đã ảnh hưởng khá nhiều đến thị trường nhưng chỉ trong ngắn hạn.
Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS
Diễn biến lao dốc ở nhóm cổ phiếu đầu cơ, được kích hoạt bởi 2 sự kiện liên quan đến cổ phiếu FLC và đấu giá đất Thủ Thiêm, đã gây tác động mạnh và kích hoạt làn sóng bán tháo trên toàn thị trường với không ít cổ phiếu blue-chips cơ bản cũng bị ảnh hưởng. Theo tôi nguyên nhân do:
i) Nhóm cổ phiếu bất động sản đầu cơ cao dù xét ở từng mã riêng lẻ có vốn hoá không lớn, tuy nhiên với số lượng đông đảo, hoạt động bán sàn hàng loạt ở nhóm này cũng đã tác động mạnh đến chỉ số VN-Index;
ii) Nhóm ngành bất động sản đã dẫn dắt xu hướng dòng tiền trong một thời gian dài, giúp duy trì đà tăng cho thị trường chung trong bối cảnh các nhóm cổ phiếu trụ khác (ngân hàng, chứng khoán, thép…) diễn biến tiêu cực. Khi nhóm này sụp đổ, tâm lý nhà đầu tư nhanh chóng chuyển biến xấu khi chưa nhìn thấy dòng dẫn dắt mới;
iii) Một phần các cổ phiếu cơ bản bị bán do ảnh hưởng bởi hoạt động giải chấp margin ở các tài khoản căng margin khi các cổ phiếu đầu cơ giảm sâu mất thanh khoản.
Ông Lê Minh Nguyên - Giám đốc Khách hàng cá nhân Chứng khoán Rồng Việt
“Lên thế nào xuống thế đó” – đó là bản chất của thị trường. Đối với cá nhân tôi, thị trường thanh khoản tỷ đô nhưng dòng tiền lại rời bỏ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, dịch chuyển sang cổ phiếu vừa và nhỏ. Thậm chí dòng cổ phiếu đầu cơ thu hút rất nhiều nhà đầu tư và liên tục tạo nên những đỉnh giá cổ phiếu trong một thời gian ngắn là dấu hiệu của rủi ro thị trường, xa rời bản chất là “nền tảng huy động vốn cộng đồng” của thị trường chứng khoán.
Hành động bán tháo hoảng loạn đến từ nhiều nhà đầu tư khi thị trường khi liên tục đón nhận những thông tin “đầy sóng gió” đến từ họ cổ phiếu FLC hay thông tin bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm của Tân Hoàng Minh. Trong khi đại diện của dòng đầu cơ hay nhóm cổ phiếu bất động sản hưởng lợi từ thông tin trúng thầu đất Thủ Thiêm giảm mạnh, các phiên vừa qua, nhà đầu tư chứng kiến cổ phiếu nhóm blue-chips cũng quay đầu giảm điểm.
Điều này có thể lý giải như sau: có thể thấy dòng tiền đổ vào mua nắm giữ ở nhóm vừa và nhỏ chiếm tới 50-70% thanh khoản VN-Index suốt 6 tháng qua, tuy nhiên, không loại trừ khả năng, rất nhiều tài khoản vừa nắm giữ trong danh mục cổ phiếu vốn hóa lớn đang ở vùng đỉnh của 6 tháng đầu năm, do vậy khi 3 phiên liên tục nhóm đầu cơ và bất động sản bị bán sàn với khối lượng khớp lệnh cực kỳ thấp, nhà đầu tư không thể kịp thời thoát hàng ở nhóm cổ phiếu này sẽ phải bán đi các cổ phiếu còn lại có trong danh mục để bảo đảm tỉ lệ an toàn cho tài khoản. Thêm vào đó, dòng tiền thận trọng đứng ngoài thị trường không hỗ trợ cứu vãn được nhóm blue-chips.
Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS
Giai đoạn cuối năm và đầu năm cũng là kỳ cơ cấu danh mục các quỹ đầu tư cũng như hiện tượng “làm đẹp danh mục” và diễn biến nhóm VN30 suy yếu đã thấy rõ ở các tuần cuối tháng 12 chứ không phải là bây giờ chúng ta mới thấy, do dòng tiền chuyển hướng sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Chưa kể nhóm cổ phiếu bất động sản đảo chiều giảm, tâm lý rút tiền về trước khi nghỉ tết nguyên đán đang khiến thị trường điều chỉnh mạnh hơn và đã giảm dưới mốc 1.500 điểm.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Tuần trước anh chị cũng đánh giá cổ phiếu đầu cơ đang tăng quá bóng bóng và chờ đợi làn sóng chốt lời ở những mã này và điều chỉnh dòng tiền. Các cổ phiếu đầu cơ đã trải qua vài lần “bùng” rồi “nổ” suốt từ tháng 8 năm ngoái nhưng đều lại lên đỉnh cao hơn. Liệu lần này làn sóng đầu cơ có thật sự kết thúc?
Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS
Tôi cho rằng phần lớn những cổ phiếu đầu cơ điển hình sẽ không còn cơ hội gượng dậy sau làn sóng bán tháo lần này. Dù vậy, với việc dòng tiền vẫn đang duy trì dồi dào nhờ môi trường lãi suất thấp, đặc biệt dòng tiền từ nhà đầu tư mới, rất khó để làn sóng đầu cơ có thể bị dập tắt hoàn toàn. Vẫn sẽ có những cổ phiếu đầu cơ đơn lẻ có yếu tố thông tin, kỳ vọng sẽ duy trì được sóng nhưng sẽ không tạo thành xu hướng mạnh trên diện rộng như 2 tháng trở lại đây.
Ông Lê Minh Nguyên - Giám đốc Khách hàng cá nhân Chứng khoán Rồng Việt
Tôi cho rằng thị trường sẽ tích cực trong 2 tuần còn lại khi các yếu tố hỗ trợ trong nước ngày càng xuất hiện nhiều hơn, bên cạnh đó mùa báo cáo kết quả kinh doanh cũng đang dần lộ diện.
Ông Ngô Quốc Hưng
Theo tôi còn quá sớm để kết luận đã kết thúc sóng đầu cơ hay chưa vì nhóm cổ phiếu này không hoạt động theo các quy luật thông thường! Tuy nhiên, các sự kiện tuần rồi phần nào là hồi chuông thức tỉnh và là bài học về đầu tư giá trị cấu thành từ nhiều nhân tố trong đó có nhân tố lãnh đạo doanh nghiệp (theo Phương pháp đầu tư CANSLIM) để có những hành động “kịp thời” hơn. Ở đây, tôi sử dụng từ “kịp thời” bởi không có cổ phiếu tốt hay cố phiếu xấu, chỉ có cơ hội tốt và thời điểm đúng. Biết đủ và ra khỏi “con sóng” là điều cần thiết cho những nhà đầu tư thích mạo hiểm.
Ông Ngô Quốc Hưng - Chuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS
Làn sóng đầu cơ lần này gặp áp lực giảm khá đột ngột trên nền thanh khoản cao nhưng cũng có cổ phiếu phải mất 2 phiên mới có thoát ra được sẽ khiến nhà đầu tư thận trọng hơn đối với nhóm cổ phiếu này hoặc mức mạo hiểm sẽ giảm dần.
Tuần vừa qua, nhóm Midcap giảm 7,5% trong khi nhóm Smallcap giảm 8,2%. Hồi đầu năm hoặc đầu tháng 7 năm ngoái, nhóm cổ phiếu Smallcap cũng giảm rất mạnh nhưng đều lại lên đỉnh cao hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại tôi cho rằng nhóm cổ phiếu đầu cơ sẽ gặp khó khăn hơn, có khả năng sẽ giảm thêm để kiểm tra lại mức hỗ trợ ở cuối tháng 11 và đầu tháng 12 trước khi khẳng định làn sóng đầu cơ có thật sự kết thúc hay chưa.
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Theo tôi làn sóng đầu cơ khả năng cao sẽ kết thúc giai đoạn này khi thị trường tuần qua đón nhận rất nhiều thông tin xấu: Tân Hoàng Minh bỏ cọc, Chủ tịch Quyết bán cổ phiếu FLC khi chưa công bố thông tin rồi bị hủy lô giao dịch. Về dòng tiền thì đã có dấu hiệu dòng tiền thông minh dịch chuyển sang các nhóm ngành cơ bản tốt chưa tăng đặc biệt là dòng ngân hàng.
Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS
Tôi nghĩ có thể là dòng tiền sẽ tạm dừng hoặc thoát ra khỏi một số cổ phiếu đầu cơ, nhóm cổ phiếu bất động sản đã tăng nhiều giai đoạn vừa qua và chuyển dịch sang cổ phiếu khác. Dòng tiền đầu cơ vẫn luôn tìm kiếm các cơ hội trên thị trường đặc biệt là chưa thể dừng khi thị trường đang giao dịch sôi động như hiện nay.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Sự dịch chuyển dòng tiền sang nhóm cổ phiếu blue-chips đã không thật sự rõ ràng tuần qua, trừ nhóm cổ phiếu ngân hàng. Thanh khoản chung lại bất ngờ sụt giảm mạnh trong phiên cuối tuần. Vì sao vậy, hay tiền vẫn đang “kẹt lại” tại các cổ phiếu đầu cơ?
Trong một vài tuần tới khi báo cáo kết quả kinh doanh Q4 dần hé lộ, tôi cho rằng cổ phiếu vốn hoá lớn sẽ thu hút mạnh sự quan tâm của dòng tiền khi tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khả quan.
Ông Trần Đức Anh
Ông Lê Minh Nguyên - Giám đốc Khách hàng cá nhân Chứng khoán Rồng Việt
Như đã trao đổi ở trên, “tiền kẹt lại” và “tiền thận trọng đứng ngoài” có thể là khả năng khiến chỉ số sụt giảm. Hơn thế nữa, thời điểm đang khá nhạy cảm khi thời điểm công bố báo cáo tài chính năm 2021 lại tiệm cận với thời gian nghỉ Tết, vì thế tiền nhàn rỗi vẫn đang chờ một sự xác nhận. Tôi nghĩ dòng tiền thậm chí đang đứng ngoài để đợi kết thúc kỳ nghỉ lễ khi liên tục 2 năm liền sống với dịch bệnh, không ít lần nhà đầu tư đối mặt với các thông tin dịch bệnh bùng phát sau các kỳ nghỉ ảnh hưởng tiêu cực tới xu hướng tăng của chỉ số.
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Tôi cho rằng nguyên nhân thanh khoản sụt giảm do dòng tiền bị kẹt lại ở các cổ phiếu đầu cơ là một phần. Ngoài ra khi khối lượng giao dịch ở hệ sinh thái FLC cũng như nhiều mã đầu cơ là rất lớn bị đóng băng trong khi dòng tiền thông minh mới bắt đầu dịch chuyển sang các mã blue-chips. Nhiều nhà đầu tư sau khi chốt lời nhóm đầu cơ vẫn còn đang đứng ngoài đợi rõ ràng xu hướng dòng tiền cũng như tâm lý nghỉ Tết nguyên đán.
Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS
Theo tôi dòng tiền vào cổ phiếu blue-chips nhìn chung ổn định hơn, ít xoay vòng do nhà đầu tư thường nhắm đến triển vọng dài hạn của doanh nghiệp. Ngoài ra, với biên độ biến động thấp, việc trading T+ cũng không mang lại hiệu quả ở nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn. Do đó dòng tiền ở nhóm blue-chips thường có thanh khoản thấp và kém sôi động hơn ở nhóm cổ phiếu đầu cơ là điều dễ hiểu và hợp lí.
Trong một vài tuần tới khi báo cáo kết quả kinh doanh Q4 dần hé lộ, tôi cho rằng cổ phiếu vốn hoá lớn sẽ thu hút mạnh sự quan tâm của dòng tiền khi tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khả quan.
Ông Ngô Quốc Hưng - Chuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS
Theo quan sát của tôi thì các cổ phiếu đầu cơ cũng đã có cầu vào và được “giải cứu”, giao dịch bình thường hoặc có thể thoát ở mức giá sàn. Việc thanh khoản chung bất ngờ sụt giảm mạnh trong phiên cuối tuần cũng không phải đến từ nhóm cổ phiếu blue-chips. Đối với nhóm cổ phiếu đầu cơ, nhà đầu tư đã thận trọng. Đối với nhóm cổ phiếu blue-chips, xu hướng giằng co vẫn là chủ đạo và chưa bứt phá rõ rệt cũng khiến nhà đầu tư chờ đợi thêm tín hiệu. Những yếu tố này có thể khiến thanh khoản thị trường giảm.
Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS
Khi khối lượng giao dịch ở hệ sinh thái FLC cũng như nhiều mã đầu cơ là rất lớn bị đóng băng trong khi dòng tiền thông minh mới bắt đầu dịch chuyển sang các mã blue-chips. Nhiều nhà đầu tư sau khi chốt lời nhóm đầu cơ vẫn còn đang đứng ngoài đợi rõ ràng xu hướng dòng tiền cũng như tâm lý nghỉ Tết nguyên đán.
Ông Nguyễn Việt Quang
Bản chất dòng tiền ít nhiều vẫn trong thị trường, hiện tượng “xì hơi” tại một số cổ phiếu tăng nóng rồi lại chuyển sang nhóm cổ phiếu khác là điều dễ hiểu. Tuy nhiên có lẽ áp lực bán ra ở nhiều cổ phiếu đặc biệt là nhóm bất động sản đang mạnh hơn cả khi nhóm này đã là tâm điểm của nhà đầu tư giai đoạn vừa qua. Hiện tượng tăng “nóng” ở nhiều cổ phiếu đã lôi kéo nhà đầu tư tham gia đông đảo và câu chuyện “kỳ vọng” và triển vọng “tiềm năng” của nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn còn. Cuộc chơi vẫn còn và cuối cùng thì chúng ta cũng sẽ biết ai đang không “mặc quần” khi mà thủy triều rút.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Bắt đầu có quan điểm “nghỉ Tết”. Anh chị nhận định xu hướng thị trường như thế nào trong 2 tuần còn lại?
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Theo tôi nếu dòng tiền không có sự đột biến đổ mạnh vào nhóm blue-chips thì xác suất cao thị trường 2 tuần còn lại sẽ duy trì xu hướng đi ngang quanh mốc 1500 điểm.
Ông Ngô Quốc Hưng - Chuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS
Quan đểm “nghỉ tết” cũng thường xuất hiện trong 2 năm vừa qua khi thị trường bị ảnh hưởng từ đại dịch covid. Nhưng sau mỗi lần như vậy thì thị trường lại lập các đỉnh cao hơn, số lượng tài khoản mở mới cũng tăng không ngừng nghỉ!
Tôi cho rằng thị trường sẽ tích cực trong 2 tuần còn lại khi các yếu tố hỗ trợ trong nước ngày càng xuất hiện nhiều hơn, bên cạnh đó mùa báo cáo kết quả kinh doanh cũng đang dần lộ diện.
Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS
Thống kê lịch sử không cho thấy thị trường biến động theo 1 xu hướng rõ ràng vào giai đoạn trước Tết, vì vậy nhà đầu tư không cần quá lo ngại yếu tố mùa vụ tác động xấu đến thị trường. Ngoại trừ xu hướng xấu ở nhóm cổ phiếu đầu cơ, tôi vẫn duy trì quan điểm tích cực với phần còn lại của thị trường, đặc biệt ở các cổ phiếu vốn hoá lớn được dự báo có hoạt động kinh doanh phục hồi tốt trong quý 4.
Tôi nghĩ có thể là dòng tiền sẽ tạm dừng hoặc thoát ra khỏi một số cổ phiếu đầu cơ, nhóm cổ phiếu bất động sản đã tăng nhiều giai đoạn vừa qua và chuyển dịch sang cổ phiếu khác. Dòng tiền đầu cơ vẫn luôn tìm kiếm các cơ hội trên thị trường đặc biệt là chưa thể dừng khi thị trường đang giao dịch sôi động như hiện nay.
Ông Lê Đức Khánh
Ông Lê Minh Nguyên - Giám đốc Khách hàng cá nhân Chứng khoán Rồng Việt
Theo tôi, thị trường sẽ có 2 tuần giao dịch ổn định với không nhiều biến động mạnh, có thể đi ngang đối với cả 2 chỉ số VN-Index và VN30 xét trong chu kỳ tháng. Thanh khoản sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao tuy nhiên sẽ khó quay lại vùng đỉnh. Nhà đầu tư nên tận dụng những phiên như thế này để cơ cấu lại danh mục hiện tại, mua tích lũy những cổ phiếu có cốt lõi kinh doanh, thị giá đã được chiết khấu tích lũy cho sau kỳ nghỉ Tết. Nên quan tâm tới nhóm ngành công nghệ, xăng dầu, bán lẻ.
Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS
Theo tôi áp lực điều chỉnh vẫn còn, đặc biệt là các phiên giao dịch ở đầu tuần tới nhưng có lẽ việc điều chỉnh thêm, tích lũy trước khi quay trở lại khu vực 1.500 điểm và vượt qua là xu hướng chủ đạo của thị trường thời gian tới.