July 30, 2024 | 14:00 GMT+7

Xuất khẩu gạo cuối năm có nhiều biến động

Chu Khôi -

Theo dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ khởi sắc vào cuối năm 2024 khi nhu cầu nhập khẩu từ các khách hàng truyền thống tăng lên. Tuy nhiên, việc Ấn Độ đang xem xét nới lỏng chính sách xuất khẩu gạo hay nguy cơ Việt Nam không có đủ gạo xuất khẩu đang được xem là những yếu tố có thể khiến thị trường xuất khẩu gạo cuối năm 2024 có nhiều biến động…

Xuất khẩu gạo 7 tháng năm 2024 ước đem về 3,34 tỷ USD.
Xuất khẩu gạo 7 tháng năm 2024 ước đem về 3,34 tỷ USD.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 7/2024, Việt Nam xuất khẩu 290.035 tấn gạo, giá trị 177 triệu USD, tăng 15% về lượng và 30% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Với kết quả này, dự tính 7 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo có thể đạt 5,26 triệu tấn, với kim ngạch 3,34 tỷ USD.

PHILIPPINES CHIẾM 42,6% LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU

Về thị trường xuất khẩu, trong 6 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023, gạo của Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất sang Philippines với gần 1,94 triệu tấn, trị giá khoảng 1,21 tỷ USD, tăng 14,1% về lượng, tăng 40,6% về trị giá và chiếm 42,6% trong tổng lượng và chiếm 41,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Giá gạo xuất khẩu sang Philippines 6 tháng năm 2024 đạt bình quân 622,2 USD/tấn, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu gạo cuối năm có nhiều biến động - Ảnh 1

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Philippines, năm 2023, nước này đã nhập khẩu 3,57 triệu tấn gạo, trong đó gạo Việt Nam là 2,97 triệu tấn, chiếm 83%. Năm 2024, dù đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy sản xuất lúa gạo trong nước, nhưng Philippines dự kiến vẫn phải nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn, vượt qua kỷ lục của năm 2022 là 3,82 triệu tấn.

 

"Gạo Việt Nam chiếm tới 85% thị phần gạo nhập khẩu của Philippines; kế đến là Thái Lan với 10%. Trong năm 2024, tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines có thể đạt 4 triệu tấn, thậm chí lên tới 4,5 triệu tấn, cao hơn con số dự báo trước đây. Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng cuối năm". 

Theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines.

Indonesia là thị trường lớn thứ hai của xuất khẩu gạo Việt Nam, chiếm trên 15% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Trong 6 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo sang Indonesia đạt 712.438 tấn, tương đương 444,41 triệu USD, giá 623,8 USD/tấn; tăng mạnh 44,6% về lượng, tăng 82% kim ngạch và tăng 26% về giá so với cùng kỳ năm 2023.

Đứng thứ ba là thị trường Malaysia. Trong 6 tháng đầu năm 2024, nước này nhập khẩu từ Việt Nam 461.555 tấn gạo, trị giá 274,72 triệu USD, tăng 136,5% về lượng, tăng 188,6% trị giá so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 10,2% trong tổng lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Giá gạo xuất khẩu trung bình đạt 595,2 USD/tấn, tăng 22%.

Theo dự báo của nhiều doanh nghiệp, xuất khẩu gạo sẽ khởi sắc vào cuối năm 2024, khi nhu cầu nhập khẩu gạo tăng lên từ các khách hàng truyền thống của Việt Nam như: Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ghana, Malaysia, Singapore... Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng đang tích cực mở rộng sang các thị trường mới như Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản.

GIÁ GẠO XUẤT KHẨU GIẢM, CÓ ĐÁNG LO

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 lên mức cao kỷ lục 636 USD/tấn, tăng 18% so với mức giá bình quân 538 USD/tấn của 6 tháng đầu năm 2023. Đặc biệt, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei lên tới 959 USD/tấn trong 5 tháng đầu năm 2024. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu gạo sang nhiều thị trường khác cũng tăng cao, như: Hoa Kỳ đạt 868 USD/tấn; Hà Lan đạt 857 USD/tấn; Ukraine đạt 847 USD/tấn; Iraq đạt 836 USD/tấn; Thổ Nhĩ Kỳ đạt 831 USD/tấn...

 

"Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu về gạo của các nước trên thế giới, nhất là các khách hàng truyền thống của Việt Nam vẫn ở mức cao và có thể tăng lên. Đây được coi là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm".

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Tuy nhiên, sang đến 15 ngày đầu tháng 7/2024, giá gạo xuất khẩu bình quân chỉ đạt 612,3 USD/tấn, giảm mạnh so với giá xuất khẩu trong tháng 5 và tháng 6, nhưng so với cùng kỳ năm 2023 vẫn tăng 12%. Cụ thể, tính đến ngày 20/7/2024, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đạt 568 USD/tấn, giảm mạnh so với thời điểm đầu năm 2024, nhưng so với cùng kỳ vẫn tăng gần 10% và tương đồng với xu hướng giảm tại các nước, như: tại Ấn Độ, gạo 5% tấm được chào với giá 539-545 USD/tấn trong tuần. Trong khi đó, gạo 5% tấm của Thái Lan cũng giảm xuống mức 570-575 USD/tấn…

Theo các doanh nghiệp, việc giá gạo xuất khẩu điều chỉnh ở thời điểm này, cùng với giá lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long giảm đã giúp họ chủ động và thu mua thóc được dễ hơn. Hiện nay, dù giá gạo có điều chỉnh giảm nhưng vẫn ở mức tương đối cao, vẫn thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Hơn nữa, trong thời gian tới, nếu Ấn Độ bãi bỏ, nới lỏng chính sách xuất khẩu gạo thì giá gạo trên thế giới điều chỉnh giảm xuống là điều dễ hiểu.

VẪN CÒN NHỮNG YẾU TỐ KHÓ LƯỜNG

Về tình hình xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm 2024, một số dự báo cho rằng sẽ có nhiều biến động, do nhiều yếu tố.

Thứ nhất, hiện nay Ấn Độ đang xem xét nới lỏng xuất khẩu gạo. Bloomberg dẫn các nguồn tin thân cận cho biết Chính phủ Ấn Độ đang cân nhắc cho phép xuất khẩu gạo trắng phi basmati và gạo tấm, nhưng sẽ áp một mức thuế cố định. Trước đó, New Delhi cấm xuất khẩu hai loại gạo này từ tháng 7/2023, khiến giá gạo trên thị trường quốc tế tăng vọt.

Ngoài ra, giới chức Ấn Độ cũng đã kiến nghị giảm mức thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ. Giới phân tích nhận định, bất kỳ quyết định nới lỏng xuất khẩu nào của Ấn Độ cũng có thể giúp hạ nhiệt giá gạo chuẩn ở châu Á. Do đó, áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ càng gay gắt hơn, trong khi vẫn đang phải so kè với những đối thủ lớn khác như Thái Lan hay Pakistan...

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 31-2024 phát hành ngày 29/7/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Xuất khẩu gạo cuối năm có nhiều biến động - Ảnh 2
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate