August 03, 2021 | 16:11 GMT+7

Banking sector more resistant to bad debt risk

Tra My -

Thanks to improvements in governance capacity, especially in terms of capital, the capital adequacy ratios (CAR) of credit institutions have increased sharply and meet Basel 2 standards.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Tại tọa đàm “Điểm đến kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2021”, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đối Khối ngoại hối, thị trường vốn và Dịch vụ chứng khoán, Ngân hàng HSBC Việt Nam cho rằng, sức đề kháng với rủi ro nợ xấu của ngành ngân hàng Việt Nam đã tốt hơn trước rất nhiều.

Diễn giải nhận định trên, ông Khoa cho biết, thời gian gần đây, các tổ chức tín dụng đã nâng cao năng lực quản trị, đặc biệt về vốn, qua đó hệ số an toàn vốn (CAR) tăng mạnh và đáp ứng chuẩn Basel 2.

Ngoài ra, với quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, tập trung đầu tư công nghệ, kỹ thuật số, nền tảng thanh toán online, giờ đây không chỉ doanh nghiệp mà người dân cũng bắt đầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn. Điều này thấy rõ nhất ở yếu tố tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của các ngân hàng đồng loạt tăng mạnh, nguồn vốn chi phí rẻ này giúp kéo giãn biên lãi thuần (NIM), qua đó thúc đẩy lợi nhuận.

“Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, phần lớn các doanh nghiệp không đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh thay vào đó để tiền trong tài khoản phòng ngừa nhiều hơn. CASA tăng dẫn đến chi phí vốn giảm, hỗ trợ thu nhập từ lãi tăng. Đáng chú ý, các nguồn thu ngoài lãi như thu phí bảo hiểm, bảo lãnh, thu xếp hợp vốn, giấy tờ có giá… cũng được các ngân hàng tích cực đẩy mạnh”, ông Khoa nói.

Mặt khác, việc xử lý nợ xấu hiệu quả những năm vừa qua đã tạo luân chuyển vốn, nhiều ngân hàng hưởng lợi từ khoản tăng lãi bất thường. Thậm chí, Thông tư 01 và Thông tư 03 còn giúp ngân hàng không phải trích lập nợ xấu luôn mà được trích lập từng khoản nhỏ góp phần giảm áp lực chi phí cho hệ thống ngân hàng.

Đồng quan điểm, ông Lý Hoài Văn, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) nhìn nhận, sau cuộc khủng hoảng 2008-2009, ngành ngân hàng đã đi qua nhiều giai đoạn tái cơ cấu và cơ bản đã gia tăng sức khỏe để chống chịu với các rủi ro, đặc biệt là rủi ro nợ xấu.

Nhìn chung, ông Văn cho rằng các ngân hàng hoạt động tốt trong 2 năm vừa qua nhờ vào 4 yếu tố chính.

Thứ nhất, trong cuộc khủng hoảng lần này, hệ thống tài chính vẫn đang hoạt động tốt nhờ chính sách của Nhà nước can thiệp kịp thời hỗ trợ nền kinh tế, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Thứ hai, trong 2 năm vừa qua, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng khả quan với GDP trên 6%, lạm phát và tỷ giá được duy trì ổn định giúp ngành ngân hàng hoạt động tốt.

Thứ ba, việc xử lý nợ xấu được đẩy nhanh, phần lớn các ngân hàng đã xử lý được nợ xấu bán cho VAMC giúp nâng cao nền tảng của ngân hàng tốt hơn.

Thứ tư, các ngân hàng đã mở rộng các sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa nguồn thu. Trước đây, thu tín dụng trên 90% thì đến nay các ngân hàng đã giảm được sự phụ thuộc vào tín dụng. Đây là nền tảng giúp ngân hàng hoạt động tốt, hạn chế nợ xấu phát sinh.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 31/5/2021, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 của toàn hệ thống các tổng nợ xấu là 425,4 nghìn tỷ đồng, giảm 3,4% so với cuối năm 2020. Lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/5/2021, đã xử lý được 353,81 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42.

Trước khi có Nghị quyết số 42, nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng chủ yếu được xử lý bằng dự phòng rủi ro, các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản bảo đảm và khách hàng trả nợ còn chưa cao.

Tuy nhiên, kể từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực từ ngày 15/8/2017 đến 31/5/2021, xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết số 42 chủ yếu thông qua hình thức khách hàng trả nợ là 130,1 nghìn tỷ đồng (chiếm 39,28% tổng nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã xử lý), cao hơn nhiều tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu đã xử lý trung bình năm từ 2012-2017 là khoảng 22,8%. Đến 15/8/2022 Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực

Trong một diễn biến mới nhất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Chính phủ giao xây dựng dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng dự án Luật xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Dự thảo vừa công bố cho thấy, Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng luật theo hướng tiếp tục kế thừa các quy định về xử lý nợ xấu tại Nghị quyết số 42 còn phù hợp; cùng với đó, sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị quyết số 42 mà thực tiễn triển khai trong thời gian qua gặp khó khăn, vướng mắc.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate