June 22, 2022 | 10:45 GMT+7

Draft prepared on import tariffs for India trade agreement

Trâm Anh -

The Ministry of Finance is seeking comments on a draft Decree on Special Preferential Import Tariffs for the implementation of the ASEAN - India Free Trade Agreement (AIFTA) in the 2022-2027 period. Under the draft, from December 31, 2021, all tariff lines in Vietnam’s normal track (NT) will fall to 0 per cent and items on the sensitive track (ST), including the highly sensitive list (HSL), will have tax reductions completed by December 31, 2023.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp công khai về dự thảo Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) giai đoạn 2022 – 2027.

Nghị định này dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2022. Khi đó sẽ bãi bỏ Nghị định số 159/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2018-2022.

Bộ Tài chính cho biết, do thay đổi từ Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2017 (AHTN 2017) sang AHTN 2022, biểu thuế bao gồm 50 mã hàng ảnh hưởng bởi việc thay đổi mã hàng, tách gộp dòng. Đối với những dòng hàng này, Bộ Tài chính xây dựng thuế suất theo nguyên tắc không làm xói mòn cam kết quốc tế, đồng thời đảm bảo tính khả thi trong triển khai thực hiện.

Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng việc ban hành Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định AIFTA giai đoạn 2022 - 2027 là cần thiết, đảm bảo tính đồng bộ khi áp dụng Danh mục AHTN 2022 giữa các biểu thuế.

 

Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, theo lộ trình cắt giảm thuế quan ASEAN – Ấn Độ giảm dần đều qua các năm, mức thuế suất bình quân dự kiến giảm cho giai đoạn 2022 – 2027 tính trên tổng biểu thuế Nghị định ban hành vào khoảng 1,86% vào năm 2022; 1,81% (năm 2023), 1,78% (năm 2024) và 1,67% từ ngày 31/12/2024 – năm cuối lộ trình cắt giảm của Hiệp định AIFTA.

Dự thảo Bộ Tài chính.

Đáng chú ý, Bộ Tài chính cho biết, một số nhóm hàng chính có sự thay đổi thuế suất khi chuyển đổi Biểu thuế AIFTA theo AHTN 2022 là động vật thân mềm (Nhóm 0307), cây và các bộ phận của cây (Nhóm 1211), thuốc - dược phẩm (nhóm 3004), tấm và phim để tạo ảnh (nhóm 3705), thuốc trừ côn trùng, diệt cỏ và diệt nấm (nhóm 3808), polyme (nhóm 3903), Plastic dạng sợi monofilament (nhóm 3916), lốp bơm hơi bằng cao su chưa qua sử dụng (nhóm 4011), giấy và bìa (nhóm 4811).

Về các mốc cắt giảm thuế AIFTA cho giai đoạn 2022 – 2027, từ ngày 31/12/2021 tất cả các dòng thuế trong biểu thuế thuộc danh mục thông thường (NT) của Việt Nam đều về 0%, các mặt hàng thuộc danh mục nhạy cảm (ST) và nhạy cảm cao (HSL) được hoàn thành việc cắt giảm vào 31/12/2023.

Về tổng thể, Biểu thuế AIFTA gồm 11.156 dòng thuế, trong đó gồm 11.139 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 17 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số.

Theo kết cấu mới, số dòng thuế thuộc các danh mục cam kết theo AHTN 2022 đều tăng hơn so với AHTN 2017, tuy nhiên, xét về tỷ lệ của từng danh mục trên tổng biểu thuế thì hầu như không thay đổi. 

Biểu thuế AIFTA gồm 11.156 dòng thuế.
Biểu thuế AIFTA gồm 11.156 dòng thuế.

Cũng tại Điều 4 dự thảo quy định rõ điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất AIFTA phải đáp ứng đủ 4 điều kiện.

Một là, thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này.

Hai là, được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ, bao gồm các nước: BruneiDarussalam; Campuchia; Indonesia; Lào; Malaysia; Myanma; Philippines; Singapore; Thái Lan; Ấn Độ và hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam.

Ba là, được vận chuyển trực tiếp từ các nước xuất khẩu là thành viên của Hiệp định AIFTA và hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam vào Việt Nam.

Bốn là, đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Mẫu AI theo quy định hiện hành của pháp luật.

 

Quan hệ đối tác kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN tiếp tục được tăng cường kể từ khi mối quan hệ kinh tế bắt đầu vào năm 1992 và khi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) có hiệu lực vào năm 2009.

Tổng kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN đạt 86 tỷ USD vào năm 2020 và có tiềm năng đạt 300 tỷ USD vào năm 2025. Kể từ khi thành lập AIFTA, cả hai khu vực nỗ lực để dần dần xóa bỏ thuế quan thương mại đối với 80% số dòng thuế. 

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate