Đây là một trong những định hướng đặt ra trong xây dựng dự thảo Dự thảo Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Bộ Thông tin và Truyền thông được Chính phủ giao chủ trì xây dựng Chiến lược Phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Cung cấp thông tin tới báo về vấn đề này chiều ngày 8/4/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết hiện đang gửi lấy ý kiến lần 2 các Bộ ngành và gấp rút nghiên cứu, phối hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước, tập đoàn tư vấn Quốc tế để góp ý hoàn thiện nội dung cho Dự thảo Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045; trong đó có mục tiêu, kế hoạch thực hiện để tổng hợp, hoàn thiện Hồ sơ xây dựng Chiến lược trình Chính phủ phê duyệt.
Cụ thể, về định hướng đến năm 2045, Bộ Thông tin và Truyền thông nêu 2 nội dung định hướng lớn. Thứ nhất, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn phát triển, là một trong các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết hiện đang gửi lấy ý kiến lần 2 các Bộ ngành và gấp rút nghiên cứu, phối hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước, tập đoàn tư vấn Quốc tế để góp ý hoàn thiện nội dung cho Dự thảo Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045; trong đó có mục tiêu, kế hoạch thực hiện để tổng hợp, hoàn thiện Hồ sơ xây dựng Chiến lược trình Chính phủ phê duyệt.
Thứ hai, phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam cơ bản có đầy đủ, đồng bộ các hạ tầng về nhân lực, công nghệ, nghiên cứu phát triển, về sản xuất và thị trường ứng dụng, góp phần phát triển bền vững ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam, tạo nền tảng thực hiện thành công chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xây dựng chính phủ số…
Trước đó, phát biểu tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam- Make in Viet Nam lần thứ V diễn ra hồi tháng 12/2023, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng, và không chỉ vậy, nó còn là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong 30-50 năm tới. Một khi loài người còn phát triển dựa trên thông tin, dựa trên dữ liệu như một yếu tố đầu vào của sản xuất, thì việc xử lý dữ liệu, tức là chip bán dẫn, sẽ tiếp tục là trọng yếu.
Phát triển công nghiệp bán dẫn thì nên nhìn trong một ngữ cảnh lớn hơn, một bức tranh lớn hơn. Nếu nói về thị trường thiết kế chip bán dẫn chỉ có 60 tỷ USD mỗi năm, nếu nói cả ngành công nghiệp bán dẫn là 600 tỷ USD, nhưng ngành công nghiệp điện tử thì trên 3.000 tỷ USD, còn ngành công nghiệp chuyển đổi số trên 20.000 tỷ USD, tức là lớn hơn 30 lần ngành công nghiệp bán dẫn.
Cũng theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, phát triển công nghệ bán dẫn cũng là cơ hội để Việt Nam dựng lại ngành công nghiệp điện tử nước nhà (như thiết bị điện tử tiêu dùng, thiết bị điện tử y tế, thiết bị điện tử công nghiệp,...), nhất là khi ngành này đang bước vào giai đoạn chuyển đổi sang thiết bị điện tử AI, thiết bị IoT.
Công nghiệp bán dẫn cũng là cốt lõi của công nghiệp chuyển đổi số. Công nghiệp chuyển đổi số là thị trường lớn nhất của chip bán dẫn.