September 20, 2022 | 13:34 GMT+7

IPTV revenue up 300%

Nhĩ Anh -

Vietnam’s Pay TV market is shifting from traditional Pay TV to internet protocol television (IPTV) and has become increasingly competitive with the presence of many domestic and foreign telecommunications service providers. In the first half of 2022, Pay TV revenue increased 14 per cent year-on-year, with IPTV revenue rising 300 per cent.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Đến hết quý 2/2022, Việt Nam hiện có 38 doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (tăng 1 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2021).

Doanh thu truyền hình trả tiền ước tính 4.500 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tính đến hết quý 2/2021 đạt 3.942 tỷ đồng. Tuy nhiên, số thuê bao ước tính 16,57 triệu thuê bao (giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2021. Số thuê bao truyền hình trả tiền nửa đầu năm 2021 đạt 16,7 triệu thuê bao).

Dự kiến doanh thu cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền cả năm 2022 đạt khoảng 9.300 tỷ đồng, tăng trưởng nhẹ so với con số 9.200 tỷ của năm 2021.

 
"Tổng doanh thu từ thuê bao truyền hình trả tiền bình quân hàng năm đạt gần 8.000 tỷ đồng/năm. Số lao động của các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khoảng hơn 8.500 lao động".

Theo Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam, cùng với những xu hướng phát triển của công nghệ 4.0, các thiết bị thông minh (SmartTV, Smartphone,…) xuất hiện ngày càng nhiều, thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam cũng đang có biến đổi. Sự dịch chuyển thói quen xem truyền hình trả tiền truyền thống sang truyền hình trên Internet (IPTV, OTT) và sự góp mặt của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, làm tăng mức độ cạnh tranh và sôi động của truyền hình trả tiền.

Thông tin từ cơ quan quản lý cũng cho biết, doanh thu đối với dịch vụ OTT TV nửa đầu năm nay tăng trưởng xấp xỉ tới 300% so với cùng kỳ 2021.

Trước đó, Sách trắng của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, số lượng thuê bao dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam năm 2017 đạt khoảng 13,7 triệu thuê bao nhưng đến hết năm 2021 đã tăng lên khoảng 16,8 triệu thuê bao (trong đó: truyền hình cáp chiếm khoảng 84%, truyền hình số mặt đất 0,9%, truyền hình số vệ tinh 9,4%, truyền hình di động 2,8%, truyền hình trên Internet 2,9%).

Tổng doanh thu từ thuê bao truyền hình trả tiền bình quân hàng năm đạt gần 8.000 tỷ đồng/năm. Số lao động của các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khoảng hơn 8.500 lao động.

Số kênh truyền hình trong nước là 196 (trong đó 83 kênh truyền hình cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền); Số kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép biện tập là 70 kênh.

 

Báo cáo mới đây của Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam kiến nghị dịch vụ xuyên biên giới cần kê khai doanh thu phát sinh tại Việt Nam; áp dụng biện pháp kỹ thuật kèm chế tài đủ mạnh để kiểm soát việc tuân thủ các quy định kiểm duyệt nội dung. Đồng thời, đưa các dịch vụ OTT xuyên biên giới vào danh mục kiểm soát đặc biệt.

Ngoài các doanh nghiệp đã được cấp phép và hoạt động theo pháp luật, thị trường truyền hình trả tiền trong nước đang có sự tham gia của một số doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ OTT TV xuyên biên giới vào Việt Nam, như: Netflix, AppleTV, WeTV, IQIYI,…

Đặc điểm chung về dịch vụ của các doanh nghiệp này là nội dung trên dịch vụ không có kênh chương trình, chỉ có nội dung theo yêu cầu (VOD), chủ yếu là các thể loại phim điện ảnh, phim hoạt hình, phim tài liệu, phim truyền hình, các chương trình chương trình truyền hình thực tế, trò chơi truyền hình (gameshows,…).

Một số dịch vụ loại này đã bị phát hiện có nội dung vi phạm các quy định pháp luật Việt Nam về báo chí, điện ảnh… Ví dụ trong các năm 2020, 2021 trên dịch vụ Netflix có nhiều nội dung vi phạm về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, về tuyên truyền lối sống dâm ô, đồi trụy không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam…

Để giảm tối thiểu tác động tiêu cực từ các dịch vụ OTT TV xuyên biên giới, cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều biện pháp đồng bộ từ xây dựng bổ sung quy định pháp luật; theo dõi giám sát; phối hợp các Bộ, ngành; liên tục cảnh báo nhắc nhở, chấn chỉnh và triển khai ngăn chặn phổ biến đến công dân Việt Nam.

Báo cáo mới đây của Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam kiến nghị, trước thực trạng các nhà cung cấp dịch vụ OTT xuyên biên giới nước ngoài vào Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm ban hành các quy định, chế tài cụ thể. Các OTT nước ngoài khi vào Việt Nam phải được cấp phép mới được cài ứng dụng và thực hiện “tiền kiểm” nội dung theo như quy định Luật Báo chí.

Ngoài ra, dịch vụ xuyên biên giới cần kê khai doanh thu phát sinh tại Việt Nam; áp dụng biện pháp kỹ thuật kèm chế tài đủ mạnh để kiểm soát việc tuân thủ các quy định kiểm duyệt nội dung. Đồng thời, đưa các dịch vụ OTT xuyên biên giới vào danh mục kiểm soát đặc biệt…

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate