September 22, 2022 | 06:31 GMT+7

Lack of workers an obstacle in digital growth

Thu Hà -

According to the Center for Strategic and International Studies (CSIS) in the US, Vietnam is gradually becoming a digital power in Southeast Asia, and is also one of two countries posting the fastest growth in e-commerce in the region, joining the Philippines, according to Google-Temasek-Bain. This has created a shortage of human resources and put pressure on recruitment activities.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Cách mạng 4.0 cùng làn sóng chuyển đổi số đã đặt ra thử thách không nhỏ cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nhân sự có chuyên môn công nghệ. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi trả mức lương cao, chế độ hấp dẫn nhưng vẫn chưa thể tìm được nhân sự high-tech chất lượng.

KHOẢNG TRỐNG NGUỒN NHÂN LỰC 

Covid-19 khiến cho nhiều ngành nghề rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng nhưng lại là một “đòn bẩy” thúc đẩy sự lan rộng của các công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo) hay dữ liệu đám mây. Bối cảnh này buộc các doanh nghiệp “chuyển mình” để bắt kịp với làn sóng chuyển đổi số.

Năm 2021, tờ Forbes đã liệt kê 30 ngành nghề có xu hướng tăng trưởng nhanh nhất trong 10 năm tới và danh sách đó gồm nhiều ngành nghề liên quan hay đòi hỏi kỹ năng chuyên môn về công nghệ như phát triển phần mềm (software developer), lập trình CNC (computer numerical control),… Theo khảo sát của McKinsey , 61% các chuyên gia nhân sự cho rằng việc tuyển dụng lập trình viên sẽ là một trong những thách thức lớn trong những năm tới đây.

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của các công ty công nghệ, thương mại điện tử cũng đòi hỏi một nguồn lực lao động dồi dào. Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) nhận định Việt Nam đang dần trở thành cường quốc kỹ thuật số mới ở Đông Nam Á. Việt Nam cũng là một trong hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị trường thương mại điện tử nhanh nhất Đông Nam Á (bên cạnh Philippines) - theo nghiên cứu và thống kê của Google-Temasek-Bain. Điều này đẩy các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân lực và gia tăng thêm áp lực cho bộ phận nhân sự.

“Không chỉ các công ty công nghệ, nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành nghề truyền thống như bất động sản, sản xuất,… cũng đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự high-tech tăng cao nhằm phục vụ cho nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi trả mức lương cao, chế độ hấp dẫn cho các vị trí chuyên môn trong lĩnh vực này, song việc tuyển dụng vẫn còn gặp nhiều khó khăn", ông Jack Nguyễn - Phó Tổng giám đốc công ty tư vấn nhân sự Talentnet chia sẻ.

LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN THIẾU HỤT NHÂN SỰ HIGH-TECH 

Ông Jack Nguyễn cho biết: “Khi xu hướng làm việc từ xa ngày càng được ưa chuộng, nhiều doanh nghiệp lớn tại nước ngoài cũng linh hoạt mở rộng tuyển dụng để tìm kiếm nhân tài trong lĩnh vực công nghệ cao tại các quốc gia khác. Điều này thu hút không ít người lao động có năng lực trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam ứng tuyển bởi các nhân sự này có thể làm việc tại Việt Nam và được trả lương, hưởng phúc lợi theo chính sách ở nước ngoài.”. Để tránh “chảy máu chất xám” và giải bài toán thiếu người, ông Jack Nguyễn gợi ý 2 nước đi chiến lược:

Việc doanh nghiệp nước ngoài mở rộng phạm vi tuyển dụng cũng là một trong những lý do dẫn đến việc khan hiếm nhân sự công nghệ cao tại Việt Nam. Nguồn: Shutterstock.
Việc doanh nghiệp nước ngoài mở rộng phạm vi tuyển dụng cũng là một trong những lý do dẫn đến việc khan hiếm nhân sự công nghệ cao tại Việt Nam. Nguồn: Shutterstock.

Tái đào tạo và nâng cao kỹ năng: Các nhà lãnh đạo có thể đẩy mạnh đào tạo và cung cấp kiến thức công nghệ cho nhân sự nội bộ qua các chương trình đào tạo ngắn hạn, đưa họ trở thành đội ngũ cấp cao và đảm nhiệm các vai trò mới. Theo ông Jack, nước đi “quay về bên trong doanh nghiệp” có ưu thế nổi trội, bởi lẽ, nhóm nhân viên này đã sở hữu lượng kiến thức nhất định về nghiệp vụ, doanh nghiệp chỉ cần bổ sung các kỹ năng công nghệ chuyên môn giúp họ nâng cao năng lực.

Việc tái đào tạo và nâng cao kỹ năng không chỉ giúp doanh nghiệp tận dụng và giữ chân nhân tài mà còn tiết kiệm các chi phí tuyển dụng và đào tạo cho nhân viên mới. Thêm vào đó, việc doanh nghiệp đề xuất các chương trình giúp nhân viên nâng cao kỹ năng sẽ khiến họ cảm thấy được quan tâm và trân trọng. Từ đó, gắn bó hơn với doanh nghiệp, đồng thời gia tăng giá trị đóng góp của họ đối với doanh nghiệp khi có thêm nhiều kỹ năng.

Sử dụng dịch vụ tuyển dụng nhân sự từ bên thứ ba: Doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn dịch vụ “săn đầu người” khi tuyển dụng nhân sự cấp cao để rút ngắn thời gian và chi phí tuyển dụng. Các đơn vị săn đầu người thường có nguồn ứng viên dồi dào và được tuyển chọn kĩ càng. Họ cũng có sẵn nhóm chuyên gia từ nước ngoài, giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm được nhân sự thích hợp nếu “bể nhân tài” trong nước không đáp ứng đủ.

“Không chỉ có chuyên môn, nhóm ứng viên “hàng tuyển” của các công ty nhân sự còn có kỹ năng quản lý để sẵn sàng cho các vị trí cấp cao. Những kinh nghiệm đã có khi tiếp xúc với nhiều văn hoá đặc thù của các công ty khác nhau giúp họ dễ dàng thích nghi nhanh với môi trường làm việc luôn thay đổi không ngừng trong bối cảnh mới. Nhờ vậy, công ty có thể yên lòng với nguồn nhân lực của mình, sẵn sàng bắt nhịp đường đua 4.0 đầy thách thức mà không cần lo lắng tìm kiếm nhân sự phù hợp với môi trường hay văn hóa doanh nghiệp", ông Jack khẳng định.

Doanh nghiệp cũng có thể kết hợp cả 2 giải pháp trên: vừa đào tạo nội bộ để nâng cao kĩ năng số cho nhân sự hiện hữu, vừa sử dụng dịch vụ tuyển dụng để nhanh chóng khỏa lấp khoảng trống nhân sự. Một chiến lược nhân sự kết hợp cả nội lực lẫn trợ lực từ bên ngoài sẽ mang đến hiệu quả tối ưu, không chỉ đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số tức thời mà còn giúp doanh nghiệp chuyển mình sẵn sàng cho kỉ nguyên số.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate