August 29, 2022 | 19:00 GMT+7

NA Standing Committee reviews economic recovery program

Quang Trung -

On August 29, the National Assembly (NA) Standing Committee held an extra-ordinary session to consider issues relating to the Socio-economic Development Restoration Program and the budget. Many NA deputies have assessed that implementation of the Socio-Economic Recovery Program has been slow due to many obstacles in need of resolution.

The extra-ordinary session of the NA Standing Committee.
The extra-ordinary session of the NA Standing Committee.

Tại phiên họp này, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét về việc giao danh mục và mức vốn cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách Trung ương kế hoạch năm 2022 của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Nội dung thứ hai là xem xét về phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại chưa phân bổ.

Trước đó, ngày 11/1, tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô khoảng 350.000 tỷ đồng để chủ động trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và hỗ trợ kịp thời cho phục hồi, phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Các gói chính sách tài khóa, tiền tệ, các chính sách khác sẽ triển khai trong 2 năm 2022-2023.

Chỉ sau 19 ngày Quốc hội thông qua Nghị quyết 43/2022/QH15, ngày 30/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết 43 của Quốc hội.

Nghị quyết đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Nhóm thứ nhất, mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh.

Nhóm thứ hai, bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm. Cụ thể, hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm.

Thực hiện hiệu quả các chính sách cho vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội.

Nhóm thứ ba, hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.  Trong năm 2022, các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% được giảm 2% thuế suất (còn 8%) đối với cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và giảm 20% mức tỷ lệ phần trăm khi thực hiện xuất hóa đơn đối với cơ sở kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu.

Cùng với đó, hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022 - 2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi trong một số ngành, lĩnh vực.

Nhóm thứ tư, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa lớn, có khả năng giải ngân nhanh và hấp thụ ngay vào nền kinh tế, phù hợp với quy hoạch, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, bảo đảm khả năng cân đối vốn để hoàn thành dự án trong giai đoạn 2022 - 2025; ưu tiên hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với một số dự án mới có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội.

Nhóm thứ năm, cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. 

Trong gói phục hồi, 46.000 tỷ đồng được dành cho mua vaccine phòng Covid-19 và trang thiết bị y tế; 64.000 tỷ đồng miễn giảm, thuế; 38.400 tỷ cho tín dụng ưu đãi thông qua ngân hàng chính sách xã hội; 6.000 tỷ tiền giảm chi phí cơ hội, giãn tiến độ nộp thuế; 6.600 tỷ là tiền hỗ trợ cho người lao động thuê nhà. Ngoài ra, gói cũng dành 176.000 tỷ chi đầu tư công, trong đó có 134.000 tỷ dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng.

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, tính đến tháng này, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đạt trên 48.000 tỷ đồng.

Trong đó, các chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện đạt 8.888 tỷ đồng; gia hạn nộp thuế VAT, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và tiền thuê đất là 7.400 tỷ đồng; miễn giảm thuế VAT, thuế môi trường đối với nhiên liệu bay, xăng khoảng 32.400 tỷ đồng.

Đồng thời, thực hiện cho vay tín dụng chính sách được hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 36/2022/NĐ-CP là 57.300 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc triển khai các nội dung trong gói phục hồi được đánh giá là chậm. Tại phiên họp toàn thể ngày 1/6 về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước, nằm trong chương trình kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu đánh giá, sau 6 tháng Chính phủ ban hành nghị quyết triển khai chương trình phục hồi, nhiều nội dung của chương trình vẫn dừng lại ở việc “sẽ ban hành văn bản”.

Các đại biểu kiến nghị rà soát lại các dự án trong danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Việc này nhằm bảo đảm đưa vào danh mục các dự án đáp ứng các nguyên tắc tiêu chí theo đúng Nghị quyết số 43 đề ra, có điều chỉnh, thay thế bổ sung vào danh mục các dự án có đủ điều kiện có khả năng giải ngân nhanh và hấp thu ngay vào nền kinh tế.

Phiên họp ngày 29/8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được kỳ vọng sẽ xem xét và tháo gỡ những vưỡng mắc liên quan tới chương trình phục hồi này.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate