July 28, 2022 | 14:00 GMT+7

Philippines Vietnam’s largest rice export market

Vũ Khuê -

As of the end of June, Vietnam had exported 1.6 million tons of rice to the Philippines, or nearly half of its total rice exports, earning $760 million in revenue. It is forecast that such exports will continue to increase, as the demand for rice in the Philippines is rising.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Gạo của Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là châu Á, trong đó Philippines luôn đứng ở vị trí thứ nhất, chiếm tới 38,11% thị phần năm 2021.

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, năm 2021, lượng gạo Việt Nam xuất sang Philippines đạt 2,45 triệu tấn, với kim ngạch trên 1,25 tỷ USD, tăng 10,7% về lượng, tăng 18,5% về kim ngạch và tăng 7,1% về giá so với năm 2020, chiếm 39,4% trong tổng lượng và chiếm 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Quý 1/2022, Philippines tiếp tục đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 44,7% trong tổng lượng và chiếm 42,6% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt 672.136 tấn, tương đương 311,08 triệu USD, giá trung bình 462,8 USD/tấn, tăng mạnh 63,3% về lượng, tăng 41,4% về kim ngạch.

Tính đến hết tháng 6 năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 1,62 triệu tấn gạo sang nước này, thu về 759,10 triệu USD, tăng 48,64% về lượng và 30,92% về giá trị, chiếm 49,89% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước.

Gạo xuất khẩu sang Philippines chủ yếu là gạo trắng phẩm cấp thường, độ tấm từ 20-25%, cạnh tranh chủ yếu về giá. Năm 2021, Philipines nhập khẩu 3 mặt hàng gạo chính của Việt Nam là HS 100630, 100640 và 100610. Trong đó mã HS 100630 đứng đầu về kim ngạch, đạt 931,23 triệu USD chiếm 86% tổng nhập khẩu gạo của Philippines.

Triển vọng xuất khẩu gạo trong thời gian tới, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, khi nhu cầu gạo từ Philippines ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, sản lượng gạo sản xuất của Philippines được dự báo đi ngang (tăng 2% so với cùng kỳ) đã thúc đẩy hoạt động nhập khẩu. Do đó, với tỷ lệ chiếm hơn 80% tổng thị phần xuất khẩu gạo vào Philippines trong giai đoạn 2021-2022, gạo Việt Nam sẽ được hưởng lợi.

Còn theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong niên vụ 2022-2023, Philippines sẽ tiêu thụ 15,35 triệu tấn, tăng so với ước tính 15,2 triệu tấn trong niên vụ 2021-2022.

Đặc biệt, mới đây chính phủ Philippines thông báo, để kiềm chế lạm phát, quốc gia này đã quyết định kéo dài việc giảm thuế suất nhập khẩu gạo đối với các quốc gia bên ngoài Đông Nam Á với mức thuế suất 35% (so với mức trước đó là 40-50%) đến hết năm 2022.

Do đó, để nắm bắt cơ hội này, Bộ Công Thương khuyến nghị, doanh nghiệp gạo Việt Nam cần tăng cường hợp tác, liên kết với các hợp tác xã và hộ nông dân sản xuất lớn tại các vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm, giảm tối đa khâu trung gian ở cả đầu vào và đầu ra để hỗ trợ giảm giá thành, từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho gạo Việt Nam xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần chủ động tìm hiểu và tuân thủ nghiêm túc các quy định của Philippines về nhập khẩu gạo. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các quy định về khai báo hải quan trung thực.

Đồng thời, chỉ đàm phán và ký kết hợp đồng với những thương nhân Philippines đã được Bộ Nông nghiệp Philippines cấp phép.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần theo dõi sát tình hình điều chỉnh giảm thuế của Philippines, đánh giá đầy đủ các rủi ro chính sách để xây dựng phương án giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng phù hợp.

Ngoài ra, ngành gạo cần chú trọng các chính sách thương mại với các nước trong khu vực, tận dụng tối đa những lợi thế của các FTA giữa ASEAN với các đối tác trên thế giới. Tiếp tục cải thiện trình độ công nghệ nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate