May 15, 2021 | 12:56 GMT+7

Tập đoàn PAN muốn tăng tỷ lệ nắm giữ tại FMC lên 51,12%

Hà Anh -

PAN thông báo giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến người nội bộ Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã FMC-HOSE)...

Tháng 4/2021, FMC, bao gồm Khang An Co. chế biến 1.575 tấn tôm thành phẩm, bằng 131% so cùng kỳ năm trước.
Tháng 4/2021, FMC, bao gồm Khang An Co. chế biến 1.575 tấn tôm thành phẩm, bằng 131% so cùng kỳ năm trước.

Theo đó, Tập đoàn PAN đã đăng ký mua hơn 5,96 triệu cổ phiếu FMC, nhằm tái cấu trúc sở hữu mảng kinh doanh thực phẩm của PAN theo kế hoạch của Tập đoàn.

Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh, thời gian dự kiến từ ngày 17/5 đến ngày 15/6/2021. Nếu giao dịch thành công, Tập đoàn PAN sẽ nâng sở hữu tại FMC từ 24,12 triệu cổ phiếu, chiếm 40,99% lên 30,08 triệu cổ phiếu, chiếm 51,12% vốn tại FMC.

Hiện trên thị trường, đóng cửa phiên 13/5, cổ phiếu FMC đứng tại mức giá tham chiếu 32.000 đồng/cổ phiếu và tạm tính với mức thị giá này, Tập đoàn Pan sẽ phải chi khoảng 190 tỷ đồng để sở hữu được số cổ phiếu trên.

Mới đây, HĐQT PAN thông qua việc góp 100 tỷ đồng vào CTCP Thực phẩm Khang An, vốn điều lệ của Khang an sau khi tăng vốn là 350 tỷ đồng nhằm đầu tư nhà máy chế biến sâu cho tôm, đầu tư vùng nuôi tôm và tỷ lệ sở hữu trực tiếp là 28,57%. Nguồn vốn lấy từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

Đến 31/3/2021, FMC đang sở hữu 77,09% vốn điều lệ tại Thực phẩm Khang An.

Trước đó, FMC cho biết tháng 4/2021, FMC, bao gồm Khang An Co. chế biến 1.575 tấn tôm thành phẩm, bằng 131% so cùng kỳ năm trước; sản xuất nông sản 114 tấn so 175 tấn năm trước.

Doanh số chung đạt 16,4 triệu USD, bằng 146% so cùng kỳ năm 2020 - trong đó doanh số KAC đạt 26% (kế hoạch 25%). FMC cho biết, trong bối cảnh toàn ngành tôm tăng trưởng một con số, các số liệu nêu trên là khả quan. Đồng thời, trại nuôi tôm đang tiến triển tốt, tôm tăng trưởng đều và nhanh.

Về xây dựng nhà máy mới: Nhà máy của KAC đã lợp mái và nhà máy của FMC đang thi công phần hạ tầng.

Bên cạnh đó, FMC cũng cho biết, trước diễn biến phức tạp của Covid-19, đã triển khai các đơn vị luôn đề cao giải pháp 5K, có sự chuẩn bị, dự trữ các vật tư cần thiết cho trại tôm và tình trạng giá cước quốc tế chưa giảm nhiệt cũng coi là một bất lợi không nhỏ cho tất cả doanh nghiệp có hàng xuất khẩu.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate