May 17, 2022 | 15:15 GMT+7

Textiles & garments aiming to complete ‘greening’ by 2030

Lưu Hà -

Vietnam’s textiles and garment sector is a traditional outsourcing industry using a lot of labor and natural resources, making its transition to green production a major challenge. The Vietnam Textile and Apparel Association has set a target of reducing energy consumption by 15 per cent and water consumption by 20 per cent by 2023 and completing the “greening” of the sector by 2030.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Mới đây, EU, thị trường nhập khẩu trên 4 tỷ USD/năm hàng dệt may Việt Nam, đã đề xuất áp dụng một số quy định sinh thái mới đối với hàng dệt may tiêu thụ tại 27 nước thành viên. Theo đó, hàng dệt may vào EU phải có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và tái chế được. Tất cả những thông tin trên phải được nhà sản xuất cung cấp cho người tiêu dùng thông qua việc gắn hộ chiếu kỹ thuật số cho từng sản phẩm.

CẦN SỰ ĐẦU TƯ BÀI BẢN, NGUỒN LỰC LỚN

Dệt may là một trong những ngành sản xuất gia công truyền thống của Việt Nam, đang sử dụng rất nhiều nguồn lực lao động, tài nguyên. Vì thế, việc chuyển đổi sang mô hình sản xuất xanh là thách thức lớn. Hiệp hội Dệt may Việt Nam đặt ra mục tiêu “xanh hóa” với kế hoạch đến năm 2023, giảm 15% tiêu thụ năng lượng, 20% tiêu thụ nước. Đến năm 2030, chuyển đổi “xanh hóa” ngành dệt may Việt Nam, đồng thời xây dựng được 30 thương hiệu mang tầm quốc tế.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), thừa nhận đây là hướng đi mới nhưng đòi hỏi cần có sự đầu tư bài bản, nguồn lực lớn. Lãnh đạo Vinatex cho biết sẽ tập trung phấn đấu giảm 30% lượng nước thải sau nhuộm bằng công nghệ mới; sử dụng lại 30% nước thải sau xử lý cho các công đoạn giặt, rửa, vệ sinh. Đối với ngành sợi, sẽ sử dụng ít nhất 20% xơ polyester tái chế, 15% bông organic để giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đầu tư điện mặt trời tại các nhà máy đủ điều kiện tự nhiên để phấn đấu 10% lượng điện sử dụng có nguồn gốc từ năng lượng tái tạo...

Đồng quan điểm, ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10, cho biết doanh nghiệp cũng bị áp lực bởi chính những khách hàng nhập khẩu, khi họ yêu cầu những tiêu chuẩn về nhà máy xanh, môi trường làm việc cho người lao động, giảm khí thải ô nhiễm, giảm chất thải độc hại. “Hiện nay, toàn bộ hệ thống nhà máy của May 10 về xuất khẩu đều đảm bảo được yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, rất nhiều khách hàng yêu cầu May 10 phải sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, nguyên liệu tái chế và tự phân hủy sau 5 - 10 năm... Đó cũng chính là mục tiêu May 10 đang tập trung triển khai”, ông Việt nhấn mạnh.

Cái khó của ngành dệt may là nguyên phụ liệu đầu vào, đặc biệt là vải, dệt nhuộm.
Cái khó của ngành dệt may là nguyên phụ liệu đầu vào, đặc biệt là vải, dệt nhuộm.

Ở góc độ lợi nhuận, ông James Phillips, Phó Chủ tịch Tập đoàn may mặc TAL, cho rằng không có lợi nhuận thì doanh nghiệp không thể tồn tại, nhưng để phát triển bền vững, lợi nhuận phải có cách thức đúng. Chia sẻ “bí quyết” của TAL, ông James cho biết TAL đã xây dựng bộ phận quản lý nguyên liệu độc lập, thiết lập tiêu chuẩn riêng biệt cho từng loại vải, tối ưu hóa marker (sơ đồ cắt bàn vải), quản lý thất thoát, phân loại và tận dụng vải vụn. Với 1% tiết kiệm vải, TAL đã tiết kiệm tối thiểu 90.000 USD, 37 triệu lít nước và 64.000 kg khí CO2. Lượng nước sử dụng để giặt một chiếc áo đã giảm từ 11 lít xuống còn 1,5 lít…

Trong khi đó, Tổng công ty cổ phần Phong Phú vừa ký thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH Coro Renewables Việt Nam, phát triển điện mặt trời áp mái trên các nhà máy của doanh nghiệp tại TP.HCM. Dự án có công suất 2,884 kWp, với sản lượng điện được sản xuất hàng năm dự kiến khoảng 4,2 triệu kWh/năm. Ông Dương Khuê, Tổng giám đốc Phong Phú, cho biết: “Việc sử dụng năng lượng sạch, thực hiện các trách nhiệm về môi trường, xanh hóa là nhu cầu cấp thiết cho những doanh nghiệp hướng đến hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu và phát triển bền vững trong tương lai”.

Mới đây, H&M - nhà sản xuất hàng may mặc toàn cầu có 31 nhà cung cấp tại Việt Nam đã cam kết phát triển chuỗi cung ứng trung hòa các-bon cho các nhà máy chế tạo và chế biến thuộc sở hữu của họ hoặc qua ký hợp đồng thầu phụ với các nhà cung cấp vải, chế biến vải, sản xuất sợi, thuộc da vào năm 2030. Nike cũng công bố các kế hoạch tương tự, có ảnh hưởng đến trên 100 nhà cung cấp của Nike tại Việt Nam. Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ và Công ty Decathlon vừa cam kết sẽ hợp tác để cải thiện hiệu suất môi trường tại chuỗi cung ứng dệt may tại Việt Nam...

TẬN DỤNG TỐT CÁC CƠ HỘI XUẤT KHẨU

Số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2022 đạt hơn 10,6 tỷ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ. Ngành dệt may đang lấy lại đà tăng trưởng, với kịch bản tích cực nhất, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sẽ đạt khoảng 42 - 43,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, muốn tận dụng tốt các cơ hội xuất khẩu, nhiều chuyên gia cho rằng doanh nghiệp cần phải tự chủ được nguồn cung nguyên phụ liệu, đáp ứng yêu cầu của các Hiệp định thương mại thế hệ mới (FTA). Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch VITAS, cho biết nhiều doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng ngành hàng dệt may cho Mỹ, EU, đã tiếp nhận những yêu cầu “xanh hóa” trong sản xuất, thể hiện qua hệ thống nhà máy được đầu tư công nghệ/thiết bị đạt chuẩn, tiết kiệm năng lượng, cắt giảm phát thải, giảm tiêu thụ nước…

Doanh nghiệp dệt may: “Xanh hóa” hay sẽ bị tụt lại phía sau? - Ảnh 1

Tại hội thảo “Xanh hóa ngành dệt may Việt Nam - 3 năm nhìn lại và định hướng phát triển” do Vitas cùng Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (WWF) tổ chức mới đây, theo các diễn giả, việc thực hành các tiêu chuẩn phát triển bền vững có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp vì phải huy động nguồn lực tài chính và có lộ trình triển khai. Song, về lâu dài, nếu thực hiện tốt, sẽ làm tăng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp, của ngành dệt may, từ đó giúp doanh nghiệp nhận đơn hàng có giá trị cao, tăng được lợi thế trong cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu khác.

Tuy nhiên, cái khó của ngành dệt may là nguyên phụ liệu đầu vào, đặc biệt là vải, dệt nhuộm. Tại một số địa phương vẫn cảm thấy ngành dệt nhuộm gây ô nhiễm nên không mặn mà với các dự án phát triển lĩnh vực này. Hiện ngành dệt may đang phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng các khu công nghiệp dệt may lớn có hệ thống xử lý nước thải, bảo vệ môi trường... để đáp ứng phần nào về nguồn nguyên liệu cho ngành.

“Ngành dệt may phát triển rất nhanh nhưng vẫn yếu khâu nguyên liệu đầu vào nên ngành mong muốn Chính phủ sớm phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” để ngành có thể tự túc nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các FTA. Bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp, ngành dệt may hy vọng Nhà nước có cơ chế hỗ trợ đặc thù, chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ, bao gồm quy hoạch tổng thể, phân bổ thu hút đầu tư, các quỹ khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ tài chính, lãi suất, tỷ giá... để giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế”, ông Cẩm đề xuất.

Doanh nghiệp cũng bị áp lực bởi chính những khách hàng nhập khẩu, khi họ yêu cầu những tiêu chuẩn về nhà máy xanh, giảm khí thải ô nhiễm...
Doanh nghiệp cũng bị áp lực bởi chính những khách hàng nhập khẩu, khi họ yêu cầu những tiêu chuẩn về nhà máy xanh, giảm khí thải ô nhiễm...

Ngoài ra, TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), khuyến nghị các doanh nghiệp cần chủ động, đa dạng hóa nguồn hàng để ổn định sản xuất cũng như kết hợp với nhà cung cấp tìm các nguồn hàng đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Mặt khác, doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu, tăng năng suất thông qua việc đầu tư về quản trị, thiết bị công nghệ, định hướng xanh hóa sản phẩm, bảo đảm thời gian đối với những đơn hàng giao nhanh. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp mở rộng thị trường, nguồn hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate