October 13, 2022 | 16:26 GMT+7

Vietnam aiming to produce and provide safe and sustainable food

Chu Khôi -

Speaking at a seminar to review the Vietnam - Sustainable Agriculture Transformation (VnSAT) project on October 12, Deputy Minister of Agriculture and Rural Development Le Quoc Doanh emphasized that Vietnam aims to produce and provide transparent, responsible, and sustainable food that meets domestic and export food safety requirements. The VnSAT project, funded by the World Bank and implemented in 13 cities and provinces from 2015 to 2022, has made an important contribution to improving productivity and the quality of rice and coffee.

Photo: VnEconomy
Photo: VnEconomy

Ngày 12/10/2022, tại Đà Nẵng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới (WFD) lần thứ 42 và Hội thảo tổng kết Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT)....

Sự kiện có sự tham dự của ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Rémi Nono Womdim - Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam, bà Dina Umali-Deininger; Giám đốc phụ trách nông nghiệp khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới, cùng đại diện các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển, các tổ chức phi chính phủ, đại diện các Bộ, ngành trung ương cũng như nhiều lãnh đạo các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân trong vùng dự án.

Ông Rémi Nono Womdim - Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
Ông Rémi Nono Womdim - Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Chủ đề của Ngày Lương thực Thế giới năm nay là “Không để ai bị bỏ lại phía sau. Sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt hơn”, chính là cơ hội để chia sẻ rộng rãi với cộng đồng về việc chuyển đổi các hệ thống lương thực-thực phẩm nhằm đảm bảo cho tất cả người dân được cung cấp, tiếp cận đủ lương thực, đảm bảo dinh dưỡng, trong khi vẫn phải bảo vệ môi trường, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu.

“Đảm bảo tiếp cận bình đẳng đối với thực phẩm an toàn và đảm bảo dinh
dưỡng là vấn đề quan trọng trong phát triển bền vững, đặc biệt là đối với người nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương, những người đang phải chịu nhiều khó khăn nhất do tình hình dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh và suy thoái kinh tế. Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững, đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực và dinh dưỡng của khoảng 100 triệu dân Việt Nam và xuất khẩu”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.

Nhân sự kiện này, các đại biểu cũng đã tham dự Hội thảo tổng kết Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam” (VnSAT). Dự án này do Ngân hàng Thế giới tài trợ, và được thực hiện tại 13 tỉnh của Việt Nam từ năm 2015 đến 2022.

Dự án đã đóng góp quan trọng vào việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp thông qua việc nâng cao năng lực thể chế của ngành nông nghiệp, đổi mới phương thức canh tác theo hướng bền vững, nâng cao chuỗi giá trị cho các ngành hàng lúa gạo và cà phê.

Dự án không chỉ có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế, cụ thể thông qua việc nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo và cà phê, mà còn mang lại những tác động tích cực đến môi trường và xã hội.

Bà Dina Umali-Deininger, Giám đốc phụ trách Nông nghiệp khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới, cho biết Dự án VnSAT không chỉ giúp nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập cho nông dân, giảm ô nhiễm môi trường mà còn góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, lên tới hơn 1,5 triệu tấn CO2 tương đương từ trồng lúa hàng năm.

"Mô hình thành công này có thể là bàn đạp để nhân rộng ra các vùng khác trên cả nước, khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thực hiện chuyển đổi nông nghiệp xanh ở Việt Nam", bà Dina Umali-Deininger lưu ý. 

Ngài Rémi Nono Womdim, Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam, chia sẻ: “Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng thông qua hợp tác và chia sẻ cùng nhau, Việt Nam có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi các hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng hiệu quả hơn, bao trùm hơn, có khả năng chống chịu tốt hơn và bền vững hơn, nhằm mục tiêu sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt hơn, không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate