August 11, 2022 | 16:10 GMT+7

Construction steel prices continue to tumble

Mạnh Đức -

The domestic construction steel price has continued to head downwards. After the latest and 13th decline, the price now stands at VND14,640 ($0.62) - VND16,240 ($0.69) per kilo (depending on the brand and type). The reason for the continual decline is the concurrent sharp decline in input material prices and abundant supply and high inventories.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Sau lần giảm thứ 13 này, giá thép hiện xoay quanh mức 14.640 đồng/kg – 16.240 đồng/kg (tùy từng thương hiệu và loại thép).

Trong đợt điều chỉnh này, Pomina là thương hiệu thép có mức giảm mạnh nhất. Cụ thể, tại miền Trung giảm 1.310 đồng/kg đối với thép cuộn CB240, xuống còn 14.980 đồng/kg, với thép thanh vằn D10 CB300 giảm 310 đồng/kg, hiện ở mức 16.390 đồng/kg.

Tại miền Nam, thép cuộn CB240 giảm 300 đồng/kg, hiện có giá 15.890 đồng/kg, và thép thanh vằn D10 CB 300 giảm 310 đồng/kg, xuống còn 16.190 đồng/kg.

Giá thép xây dựng tiếp tục lao dốc, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt - Ảnh 1

Tiếp đến, Công ty TNHH Gang Thép Tuyên Quang (TQIS) cũng có mức giảm giá khá mạnh. Với thép cuộn CB240 giảm 810 đồng/kg, xuống mức giá 14.640 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 600 đồng/kg, hiện có giá 15.000 đồng/kg.

Giá thép xây dựng tiếp tục lao dốc, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt - Ảnh 2

Với thương hiệu thép Việt Mỹ tại miền Bắc, giá thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB 300 có cùng mức giảm 300 đồng/kg. Hiện mức giá lần lượt là 14.340 đồng/kg và 14.900 đồng/kg.

Còn tại miền Trung, Việt Mỹ điều chỉnh giảm 300 đồng/kg đối với thép cuộn CB240, xuống còn 14.750 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300, giảm 400 đồng/kg, hiện ở mức 15.100 đồng/kg.

Tương tự, tại miền Nam, Việt Mỹ cũng điều chỉnh giảm 610 đồng/kg đối với thép cuộn CB240 và giảm 450 đồng/kg với thép thanh vằn D10 CB300. Mức giá của hai sản phẩm này hiện lần lượt là 14.640 đồng/kg và 14.850 đồng/kg.

Giá thép xây dựng tiếp tục lao dốc, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt - Ảnh 3

Thương hiệu thép Hòa Phát đồng loạt điều chỉnh giảm 300 đồng/kg đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Hiện mức giá của hai sản phẩm này tại miền Bắc lần lượt là 14.880 đồng/kg và 15.740 đồng/kg; tại miền Trung là 15.080 đồng/kg và 15.790 đồng/kg; tại miền Nam là 14.980 đồng/kg và 15.640 đồng/kg.

Giá thép xây dựng tiếp tục lao dốc, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt - Ảnh 4

Thương hiệu thép Việt Ý, giảm 300 đồng/kg đối với thép cuộn CB240 và giảm 310 đồng/kg với thép thanh vằn D10 CB300. Hiện mức giá của hai sản phẩm này lần lượt là 14.750 đồng/kg và 15.500 đồng/kg.

Giá thép xây dựng tiếp tục lao dốc, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt - Ảnh 5

Thép Việt Đức tại miền Bắc, với thép cuộn CB240, giảm 300 đồng/kg, hiện ở mức 14.750 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 giảm 310 đồng/kg, xuống còn 15.500 đồng/kg.

Tại miền trung, Việt Đức không điều chỉnh giá, thép cuộn CB240 vẫn giữ ở mức giá 15.100 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 15.860 đồng/kg.

Giá thép xây dựng tiếp tục lao dốc, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt - Ảnh 6

Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 giảm 200 đồng/kg, xuống mức 14.750 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 310 đồng/kg có giá 15.350 đồng/kg.

Giá thép xây dựng tiếp tục lao dốc, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt - Ảnh 7

Thép Thái nguyên, giảm 560 đồng/kg đối với thép cuộn CB 240, xuống mức 14.920 đồng/kg; nhưng tăng 210 đồng/kg đối với thép thanh vằn CB 300, lên mức 15.380 đồng/kg.

Giá thép xây dựng tiếp tục lao dốc, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt - Ảnh 8

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 giảm 300 đồng/kg có giá 14.780 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 310 đồng/kg, hiện ở mức 15.380 đồng/kg,

Giá thép xây dựng tiếp tục lao dốc, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt - Ảnh 9

Thương hiệu thép Mỹ tại miền Bắc, giảm 300 đồng/kg đối với thép cuộn CB240, xuống mức giá 14.720 đồng/kg, và giảm 410 đồng/kg với thép thanh vằn CB300, mức giá của sản phẩm này hiện là 15.220 đồng/kg. 

Giá thép xây dựng tiếp tục lao dốc, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt - Ảnh 10

Nguyên nhân giá thép liên tục giảm trong thời gian qua là do giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh, cùng với đó nguồn cung dồi dào, hàng tồn kho còn nhiều, buộc các doanh nghiệp phải hạ giá sản phẩm nhằm kích cầu.

Số liệu báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam cho thấy, giá quặng sắt ngày 11/7/2022 giao dịch ở mức 113 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, giảm khoảng 33,75 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 6/2022. Mức giá này giảm khoảng 100 USD/tấn so với mức giá cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 5/2021 (~ 210 – 212 USD/tấn).

Giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu tại cảng Australia ngày 7/6/2022 giao dịch ở mức khoảng 320 USD/tấn FOB, giảm mạnh so với mức khoảng 520 USD/tấn hồi tháng 4/2022.

Giá thép phế nhập khẩu giảm 130 USD/tấn giữ mức 370 USD/tấn CFR vào cuối tháng 06/2022. Giá thép phế liệu nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 395USD/tấn CFR Đông Á ngày 11/7/2022 giảm 100USD/tấn so với hồi đầu tháng 6/2022.

Giá cuộn cán nóng (HRC) ngày 11/7/2022 ở mức 634USD/Tấn, CFR cảng Đông Á, giảm khoảng 115 USD/tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 6/2022.

Giá nguyên liệu sản xuất thép năm 2022. Nguồn:VSA.
Giá nguyên liệu sản xuất thép năm 2022. Nguồn:VSA.

Về tình hình xuất khẩu, theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, lượng sắt thép các loại xuất khẩu của cả nước trong tháng 7/2022 chỉ đạt 613.454 tấn, giảm tới 28,7% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng năm 2022, lượng sắt thép xuất khẩu giảm mạnh hơn 22% so với cùng kỳ năm 2021.

“Tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cùng giảm cho thấy triển vọng thị trường thép nửa cuối năm khá ảm đạm, trong bối cảnh các nước trên thế giới vẫn đang tìm thêm thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu như Campuchia, Hong Kong (Trung Quốc), Canada, Hoa Kỳ...”, Hiệp hội Thép Việt Nam nhận định; đồng thời cho biết hầu hết các nhà máy đang ở trong tình trạng khó khăn do hàng tồn kho giá cao. Mức độ cạnh tranh giữa các nhà máy ngày càng gay gắt về giá bán.

Trong khi đó, theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào của ngành thép đa phần phải nhập khẩu, nên giá thành sản phẩm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường nước ngoài. Đây vẫn được xem là một trong những thách thức lớn của ngành sản xuất thép trong nước trong thời gian tới.

Do đó, các doanh nghiệp thép Việt Nam cần tiếp tục bám sát các diễn biến giá sắt thép trên thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn nửa cuối năm, song song với việc tăng cường đầu tư công nghệ nhằm thúc đẩy tự chủ đối với lĩnh vực tiềm năng này.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate